•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Giới thiệu Danh mục bài tạp chí chuyên ngành luật hình sự (Phần 4)

16/03/2017
Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật trân trọng giới thiệu danh mục bài tạp chí chuyên ngành luật hình sự. Độc giả quan tâm muốn tìm hiểu nội dung, xin gửi yêu cầu qua email: thuvien@isl.gov.vn hoặc đến trực tiếp phòng 107, số 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Điện thoại: 04.3971 3334. Danh mục trong tệp đính kèm. Hân hạnh được phục vụ!

151. Góp phần nhận dạng tội tham ô tài sản qua một vài trường hợp cụ thể / Quách Thành Vinh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 9/2005, Tr. 22-24

Từ khoá : Tội tham ô

Tóm tắt : Bài viết nêu một số điểm giống nhau, khác nhau của phần cấu thành cơ bản giữa tội tham ô tài sản XHCN (điều 133)trước đây và tội tham ô tài sản (điều 278)theo bộ luật hiện hành. Qua thực tiễn xét xử, do có nhận thức khác nhau của người áp dụng pháp luật nên dẫn đến những cách giải quyết khác nhau trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử với cùng một vụ án về tội tham ô, tác giả nêu một số ví dụ cụ thể.

 

152. Cần quy định cụ thể đối tượng của tội phạm tại điều 231 Bộ luật hình sự, tội :"Phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia" / Phan Hồng Thuỷ // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 10/2005, Tr. 21-22

Từ khoá : Định tội danh

Tóm tắt : Bài viết nêu việc xác định đối tượng của tội phạm tại điều 231 Bộ luật hình sự, tội "Phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia" thông qua một vụ án cụ thể xảy ra ở địa phương đang có tranh chấp về tội danh. Có 2 quan điểm trái ngược nhau khi xử lý vụ án này. Tác giả nêu quan điểm cá nhân đối với việc xử lý vụ án và kiến nghị các cơ quan liên ngành Trung ương cần có văn bản hướng dẫn xử lý vấn đề trên cho phù hợp với thực tiễn để các địa phương áp dụng thống nhất.

 

153. Một số vấn đề lý luận về chế định liên quan đến tội phạm / Trần Quang Tiệp // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 12/2005, Tr. 2-4

Từ khoá : Lý luận về tội phạm

Tóm tắt : Nội dung bài viết nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chế định liên quan đến tội phạm; từ đó phân tích những quy định liên quan đến tội phạm trong Bộ luật hình sự nước ta. Bài viết phân tích rõ ba dạng hành vi liên quan đến tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 là: Che giấu tội phạm (điều 21 Bộ luật hình sự năm 1999); không tố giác tội phạm (điều 22 Bộ luật hình sự năm 1999)và chưa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999).

 

154. Quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự về việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu và thực tiễn áp dụng / Nguyễn Văn Trượng // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 12/2005, Tr. 5-7

Từ khoá : Trả lại tài sản, Chủ sở hữu

Tóm tắt : Bài viết phân tích những quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự về việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp và nêu những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng

 

155. Về điểm C khoản 1 điều 104 Bộ luật Hình sự / Lục Xuân Hải // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 12/2005, Tr. 9-10

Từ khoá : Tội phạm, Xâm phạm sức khoẻ, Gây thương tích

Tóm tắt : Bài viết phân tích quy định tại khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ người khác. Tác giả đưa ra vấn đề đáng quan tâm là điểm C khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự "Phạm tội nhiều lần...". Qua thực tiễn áp dụng điều luật trên, có nhiều cách hiểu khác nhau nên việc vận dụng thiếu thống nhất. Từ những vướng mắc đó, các cơ quan có thẩm quyền nên có điều chỉnh, hướng dẫn để việc vận dụng pháp luật được thống nhất, có hiệu quả.

 

156. Phân biệt tội "cướp tài sản" với tội "cưỡng đoạt tài sản" / Mai Bộ // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 13/2005, Tr. 15-19

Từ khoá : Tội phạm, Cướp tài sản, Cưỡng đoạt tài sản

Tóm tắt : Bài viết nêu nội dung tội "cướp tài sản" được quy định tại điều 133 Bộ luật hình sự và tội "cưỡng đoạt tài sản" được quy định tại điều 153 Bộ luật hình sự; đưa ra các ví dụ cụ thể; từ đó trình bày hai yếu tố cấu thành tội phạm có sự khác nhau của hai tội phạm này là dấu hiệu thuộc mặt khách quan và chủ thể của từng tội phạm.

 

157. Bàn về việc áp dụng một số tình tiết định khung tăng nặng trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác / Vũ Hồng Thiêm // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 13/2005, Tr. 19-21

Từ khoá : Định khung hình phạt, Xâm phạm sức khoẻ, Gây thương tích

Tóm tắt : Bài viết phân tích cụ thể một số tình tiết để làm rõ vấn đề áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác": 1- Tình tiết "dùng hung khí nguy hiểm". 2- Tình tiết "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân". 3- Tình tiết "phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội đối với nhiều người". 4- Tình tiết "trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác".

 

158. Duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 13/2005, Tr. 38-45

Từ khoá : Mỹ, Hình phạt, Tử hình

Tóm tắt : Hoa Kỳ là một trong những quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình. Bài viết nêu những lý do vì sao Mỹ tiếp tục áp dụng án tử hình.

 

159. Không thể tử hình bị cáo khi tài liệu, chứng cứ chưa thật rõ ràng / Trọng Tài // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 14/2005, Tr. 2-4

Từ khoá : Điều tra hình sự, Chứng cứ, Vụ án hình sự

Tóm tắt : Bài viết nêu một trường hợp cụ thể bắt giữ Lưu Hồng Thành đang vận chuyển ma tuý tại xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai và các bản án kết luận định tội tử hình đối với bị cáo. Đây là vụ án được coi là bị cáo bị bắt quả tang với tang vật là chất ma tuý, nhưng trong quá trình bắt, cũng như điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có vi phạm. Tác giả nêu và phân tích những vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bắt giữ, thu giữ đồ vật, giấy tờ tuỳ thân và một số vấn đề mâu thuẫn chưa được chứng minh, nhân thân bị cáo chưa rõ ràng. Qua đó cho thấy với những vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án trên, vụ án này cần phải điều tra lại.

 

160. Tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 / Mai Bộ // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 14/2005, Tr. 10-15

Từ khoá : Tội giết người, Hình phạt

Tóm tắt : Bài viết nêu tội giết người được quy định tại điều 93 của Bộ luật Hình sự và phân tích các dâu hiệu pháp lý của tội phạm này; hình phạt đối với tội giết người; nêu một số điểm khác nhau giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích (dẫn đến chết người).

 

161. Tội "vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng" - Những tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ / Đỗ Đức Hồng Hà // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 14/2005, Tr. 26-30

Từ khoá : Tội phạm, Tội huỷ hoại rừng

Tóm tắt : Nội dung bài viết gồm 6 phần, phân tích các vấn đề sau: 1- Về hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. 2- Về hậu quả của tội vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng. 3- Về lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. 4- Về dấu hiệu "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này" trong tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. 5- Về đường lối xử lý người phạm tội vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng. 6- Về cấu thành tăng nặng các tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

 

162. Về những vướng mắc khi áp dụng điều 248, 249 Bộ luật Hình sự / Lê Văn Hưng // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 14/2005, Tr. 33-35

Từ khoá : Định tội danh, Tệ nạn xã hội

Tóm tắt : Điều 249 Bộ luật Hình sự là điều luật ghép, quy định 2 tội khác nhau là tội "tổ chức đánh bạc" và tội "gá bạc". Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các loại tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc hiện nay ở nhiều địa phương còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, giữa các toà án. Tình trạng trên là là do chưa có hướng dẫn chính thức của các cơ quan có thẩm quyền. Để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự hướng dẫn, giải thích để có cơ sở cho các quyết định của toà án được chính xác.

 

163. Chế định án tích và mô hình lý luận của nó trong Luật Hình sự Việt Nam / Lê Cảm // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 2/2005, Tr. 57-62

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Chế định án tích

Tóm tắt : Tác giả đã phân tích : -ý nghĩa của việc nghiên cứu chế định án tích trong luật hình sự VN. -Các khái niệm có liên quan đến chế định án tích. -Các đặc điểm cơ bản của chế định án tích. -Bản chất pháp lý của chế định án tích. -Nhận xét chung về chế định án tích trong pháp luật hình sự VN. -Mô hình lý luận của chế định án tích trong pháp luật hình sự VN.

 

164. Thi hành hình phạt tử hình ở một số nước trên thế giới và vấn đề hoàn thiện pháp luật về thi hành án tử hình ở Việt Nam / Trần Văn Độ // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 3/2005, Tr. 61-67

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Tội phạm, Tử hình, Thi hành án

Tóm tắt : Bài viết đề cập đến vấn đề : 1/Khái quát về hình phạt tử hình trên thế giới : -Quy định về hình phạt tử hình. -Về áp dụng hình phạt tử hình. 2/Thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự nước ngoài : -Thủ tục thi hành án tử hình. -Hình thức thi hành án tử hình. 3/Hoàn thiện pháp luật về thi hành án tử hình ở VN.

 

165. Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật Hình sự Canada / Trịnh Quốc Toản // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 3/2005, Tr. 76-83

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Canada, Trách nhiệm hình sự, Pháp nhân

Tóm tắt : ở Canada, trong nhiều thế kỷ, luật hình sự được hình thành trên cơ sở án lệ của các Toà án trong việc giải quyết từng trường hợp phạm tội cụ thể của cá nhân.Tuy nhiên, các thẩm phán luôn gặp khó khăn trong việc áp dụng các quy phạm của thông luật về trách nhiệm hình sự (TNHS)cá nhân đối với pháp nhân phạm tội, bởi vì, các pháp nhân là những trừu tượng pháp lý, nó chỉ có thể hành động qua trung gian của các cá nhân cụ thể. Tác giả đã phân tích : -Phạm vi áp dụngTNHS của pháp nhân. -Điều kiện áp dụng TNHS đối với pháp nhân. -Hình phạt áp dụng cho pháp nhân phạm tội.

 

166. Cải cách tư pháp hình sự và vấn đề phòng, chống oan, sai / Đào Trí Uc // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 4/2005, Tr. 3-10

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Cải cách tư pháp, Phòng chống oan sai

Tóm tắt : Tác giả đi sâu phân tích : 1/Khái niệm oan và sai trong tư pháp hình sự. 2/Nguyên nhân của tình trạng truy tố, xét xử oan, sai và phương hướng phòng chống oan, sai : -Oan và sai do cố ý vi phạm một cách thô bạo các nguyên tắc quan trọng của luật hình sự và luật TTHS. -Oan và sai xẩy ra do thiên hướng buộc tội trong phong cách và tư duy hoạt động của các cán bộ tiến hành tố tụng. -Oan, sai xẩy ra do thái độ, phong cách làm việc quan liêu của những người tiến hành tố tụng. -Oan, sai xẩy ra do kiến thức pháp luật và năng lực chuyên môn, nghề nghiệp thấp kém của một số người tiến hành tố tụng. -Oan , sai xẩy ra xuất phát từ việc chưa bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc độc lập của Toà án và của các cơ quan và người tiến hành tố tụng khác.

 

167. Đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay / Phạm Văn Tỉnh // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 4/2005, Tr. 73-83

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm

Tóm tắt : Tác giả đã tập trung làm rõ những đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm ở mức độ khái quát nhất : 1/Tổng quan về mức độ của tình hình tội phạm : -Xu hướng của tình hình tội phạm. -Cơ số tội phạm. -Mức độ chênh lệch giữa số bị cáo so với số vụ. -Tỉ lệ phá án. 2/Mức độ của tình hình tội phạm xét theo đơn vị nhóm tội phạm. 3/Mức độ của tình hình tội phạm xét theo đơn vị tội danh.

 

168. Hình sự hoá và phi hình sự hoá :những vấn đề lý luận cơ bản / Lê Cảm // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 5/2005, Tr. 69-76

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Luật hình sự, Hình sự hoá

Tóm tắt : Tác giả phân tích : Hình sự hoá-phi hình sự hoá trong lĩnh vực lập pháp. -Hình sự hoá-phi hình sự hoá trong lĩnh vực áp dụng pháp luật. -Phân biệt hình sự hoá-phi hình sự hoá trong hai lĩnh vực này.

 

169. Phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội bảo đảm phát triển con người bền vững / Phạm Hồng Hải // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 5/2005, Tr. 77-80

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Tệ nạn xã hội

Tóm tắt : Tác giả phân tích : Phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội bảo đảm phát triển con người bền vững, từ sự phân tích đó có thể thấy ảnh hưởng của tội phạm và tệ nạn xã hội đối với quá trình phát triển con người bền vững có tính chất dây chuyền. Hành vi của một người phạm tội, vi phạm pháp luật ảnh hưởng đối với sự phát triển của chính người đó, các thành viên trong gia đình của họ, ảnh hưởng tới người bị hại, thành viên của người bị hại và ảnh hưởng tới toàn xã hội.

 

170. Phòng ngừa tội phạm ở cộng đồng dân cư / Hồ Trọng Ngũ // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 6/2005, Tr. 54-60

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm

Tóm tắt : Phòng ngừa tội phạm tại các cộng đồng dân cư chính là khâu then chốt để làm giảm tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm tại các cộng đồng dân cư là những hệ thống biện pháp đa chiều, đa phương diện và đòi hỏi phải tiến hành trên những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn vững chắc; kết hợp những nguyên lý chung với những điều kiện hoàn cảnh và đặc điểm riêng của từng cộng đồng dân cư cụ thể.

171. Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự : nhìn từ góc độ lịch sử nhân loại / Hồ Sỹ Sơn // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 6/2005, Tr. 61-67

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Hình phạt, Nguyên tắc nhân đạo

Tóm tắt : Theo tác giả, các nguyên tắc chung và nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự nói riêng chỉ đúng và đáng tin cậy khi chúng phù hợp với tự nhiên và lịch sử. Bài viết thông qua việc xem xét lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng nhân đạo mà sau này là chủ nghĩa nhân đạo XHCN, rồi nguyên tắc của pháp luật XHCN, để đi tìm cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự nước ta.

 

172. Thẩm quyền tài phán của Toà Hình sự Quốc tế (International Criminal Court-ICC)theo quy chế Rôm (Rom Statute)/ Lê Mai Anh // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 6/2005, Tr. 72-78

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tài phán, Toà hình sự quốc tế, Quy chế Rôm

Tóm tắt : Bài viết tập trung làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý về thẩm quyền tài phán của ICC trong đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế : -Quy chế Rôm về xác định thẩm quyền tài phán của ICC. -Các nguyên tắc của ICC trong việc thực hiện thẩm quyền tài phán theo quy chế Rôm. -Vấn đề thực hiện thẩm quyền tài phán của Toà Hình sự quốc tế. -Mối quan hệ giữa thẩm quyền tài phán của ICC và Toà án quốc gia. -Quy chế Rôm về Luật áp dụng của ICC trong quá trình thực thi thẩm quyền tài phán.

 

173. Về áp dụng pháp luật trong các trường hợp không xử lý hình sự / Chu Thị Trang Vân // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 8/2005, Tr. 68-75

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : , Mỹáp dụng pháp luật, Không xử lý hình sự

Tóm tắt : Theo tác giả, việc xác định mô hình lý luận về không xử lý hình sự có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là cơ sở để xem xét, đánh giá các chế định pháp luật hiện hành, xác định các nội dung còn chưa phù hợp cũng như định hướng cho việc hoàn thiện. Bài viết phân tích: -Những thay đổi cấu trúc về quyền và nghĩa vụ. -Mô hình lý luận về không xử lý hình sự. -Cơ sở không xử lý hình sự.

 

174. 60 năm Luật Hình sự Việt Nam (1945-2005): Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật thực định / Lê Cảm // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 10/2005, Tr. 9-19

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá :

Tóm tắt : Tác giả phân tích ba thời kỳ phát triển của Luật Hình sự nước ta : 1/Việc xây dựng những cơ sở đầu tiên của hệ thống PLHS thực định chưa pháp điển hoá ở nước VNDCCH trong thời kỳ thứ nhất - 10 năm từ sau Cách mạng tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ (1945-1955). 2/Sự phát triển của hệ thống PLHS thực định chưa pháp điển hoá trong thời kỳ thứ hai - 30 năm tiếp theo từ sau khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ đến trước khi thông qua BLHS đầu tiên của nước VN thống nhất (1955-1985). 3/Sự phát triển tiếp tục của hệ thống PLHS thực định đã được pháp điển hoá trong thời kỳ thứ ba - 20 năm từ sau khi thông qua BLHS đầu tiên của nước VN thống nhất đến nay (1985-2005).

 

175. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam / Hồ Sỹ Sơn // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 10/2005, Tr. 61-64

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Nguyên tắc nhân đạo

Tóm tắt : Theo tác giả, tư tưởng nhân đạo phải là nền tảng cho nội dung của hệ thống pháp luật XHCN. Với ý nghĩa đó nhân đạo trở thành nguyên tắc của hệ thống pháp luật nói chung và của pháp luật hình sự nói riêng. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự có tính đặc thù nhất định. Tính đặc thù của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự thể hiện ở chỗ nói đến nhân đạo trong luật hình sự là nhân đạo với ai ( với xã hội? với người bị hại? hay với người phạm tội? ), bài viết phân tích rõ vấn đề này.

 

176. Đặc điểm định tính của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay / Phạm Văn Tỉnh // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 10/2005, Tr. 65-76

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm học, Tội phạm

Tóm tắt : Trong bài viết , tác giả phân tích cả hai nguồn thông tin chính thức sẽ được khai thác để làm sáng tỏ một cơ cấu cơ bản và một cơ cấu chuyên biệt của tình hình tội phạm ở nước ta trên hai bình diện - dự liệu và thực tế. Riêng đối với nguồn thông tin thứ hai, tác giả chỉ sử dụng một loại thống kê là " Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự" của TANDTC.

 

177. Một số vấn đề về khái niệm hình phạt / Phạm Văn Beo // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 11/2005, Tr. 27-31

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Hình phạt

Tóm tắt : Trong bài viết, tác giả trình bày các quan điểm khác nhau về khái niệm hình phạt để từ đó đưa ra một khái niệm hình phạt mang tính chuẩn xác nhất trong khoa học pháp lý hình sự. Khái niệm quy chuẩn về hình phạt sẽ là cơ sở để phân biệt không chỉ giữa hình phạt và các biện pháp pháp lý không phải hình phạt mà còn có thể xác định quan niệm về hình phạt như thế nào được xem là đúng đắn, có cơ sở và ngược lại.

 

178. Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ và thực tiễn áp dụng qua hai vụ án / Trịnh Tiến Việt // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 11/2005, Tr. 32-36, 74

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Hối lộ, Trách nhiệm hình sự, Miễn trách nhiệm hình sự

Tóm tắt : Tác giả phân tích : 1/Khái niệm tội đưa hối lộ và những điều kiện miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ. 2/Thực tiễn áp dụng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ qua hai vụ án hình sự.

 

179. Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự một số nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa / Trịnh Quốc Toản // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 11/2005, Tr. 75-83

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự, Pháp nhân, Luật châu Âu

Tóm tắt : Tác giả phân tích các vấn đề sau : -Về lịch sử trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự một số nước theo truyền thống châu Âu lục địa. -Các pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự. -Các tội phạm cụ thể có thể quy kết cho pháp nhân. -Những điều kiện quy kết trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

 

180. Thực trạng tệ nạn xã hội và một số giải pháp ngăn ngừa cấp bách / Nguyễn Thị Huệ // Tạp chí Quản lý Nhà nước.- Số 9/1999, Tr. 18-21

ISSN : 0868 - 2828

Từ khoá : Tệ nạn xã hội, Phòng chống tệ nạn xã hội

Tóm tắt : Bài viết nêu những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hôi (cụ thể là tệ nạn mại dâm, tệ nạn ma tuý); một số giải pháp cần thực hiện đồng bộ để đẩy lùi tệ nạn xã hội.

 

181. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác phòng ngừa tội phạm ở nước ta / Vũ Đức Trung // Tạp chí Khoa học chính trị.- Số 4/2000, Tr. 54-57

ISSN : 0868 - 3840

Từ khoá : Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính sách hình sự, Phòng chống tội phạm

Tóm tắt : Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác phòng ngừa tội phạm ở nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối của Đảng, Nhà nước.

 

182. Phòng ngừa tội phạm và vai trò phòng ngừa tội phạm của các thiết chế xã hội / Phạm Quang Phúc // Tạp chí Khoa học chính trị.- Số 6/2001, Tr. 25-28

ISSN : 0868 - 3840

Từ khoá : Tội phạm học, Pháp luật hình sự, Phòng chống tội phạm

Tóm tắt : Bài viết gồm 3 phần: 1- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng ta về phòng ngừa tội phạm; 2- Các chủ thể tham gia phòng ngừa tội phạm ở nước ta hiện nay; 3- Vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.

 

183. Vận dụng phép biện chứng nhân - quả trong triết học vào giảng dạy về mặt khách quan của tội phạm / Nguyễn Thị Thu Hương // Tạp chí Khoa học chính trị.- Số 1/2005, Tr. 51-53

ISSN : 0868 - 3840

Từ khoá : Khoa học hình sự, Tội phạm học, Lý luận về tội phạm

Tóm tắt : Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: nguyên nhân và kết quả. Vận dụng lý luận này trong khoa học luật hình sự khi giảng dạy các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm.

 

184. Về "Biện pháp cưỡng chế cần thiết" quy định tại điều 304 Bộ luật hình sự năm 1999 / Hoàng Thị Bích Loan // Tạp chí Pháp lý.- Số 2/2001, Tr. 26-28

Từ khoá : Biện pháp cưỡng chế, Thi hành án

Tóm tắt : Điều 304 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về "Tội không chấp hành án". Bài viết trao đổi các vấn đề về "Biện pháp cưỡng chế cần thiết" : Hiểu thế nào là "Biện pháp cưỡng chế cần thiết"; các loại cưỡng chế nhà nước; "Biện pháp cưỡng chế cần thiết" quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự năm 1999.

 

185. Một số ý kiến về áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng / Trần Hiền // Tạp chí Pháp lý.- Số 5/2001, Tr. 20-22

Từ khoá : Tội phạm, Tội xâm phạm an toàn công cộng, Tội xâm phạm trật tự công cộng

Tóm tắt : Trình bày và phân tích đặc điểm của những điều luật về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong Bộ luật hình sự năm 1999; từ đó nêu một số suy nghĩ, đề xuất giải quyết các vướng mắc.

 

186. Chống tham nhũng - vấn đề sống còn của chế độ / Lê Văn // Tạp chí Pháp lý.- Số 7/2001, Tr. 7-8

Từ khoá : Tham nhũng, Chống tham nhũng

Tóm tắt : Trình bày một số nguyên nhân chính của tệ nạn tham nhũng ở nức ta; chống tham nhũng là vấn đề cấp bách, song cũng là vấn đề lâu dài, thường xuyên, liên tục. Chống tham nhũng phải trở thành quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân. Chống tham nhũng phải từng bước xoá bỏ các nguyên nhân nảy sinh ra nó.

 

187. Về thời hiệu thi hành bản án hình sự trong Bộ luât Hình sự 1999 / Trịnh Tiến Việt // Tạp chí Pháp lý.- Số 12/2001, Tr. 10-11

Từ khoá : Thời hiệu, Thi hành án hình sự

Tóm tắt : Nêu những quy định về thời hiệu thi hành bản án hình sự trong Bộ luật Hình sự 1999. Trên cơ sở nghiên cứu chế định thời hiệu thi hành bản án hình sự theo Bộ luật Hình sự 1999, so sánh những quy định đó với Bộ luật Hình sự 1985.

 

188. Một số điểm mới trong các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 / Trịnh Việt Tiến // Tạp chí Pháp lý.- Số 3/2002, Tr. 10-11

Từ khoá : Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Tóm tắt : Chương XV Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình có một số điểm mới so với Bộ luật Hình sự năm 1985 cũng quy định vấn đề này: có sự điều chỉnh phạm vi bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình theo hướng thu hẹp lại; bổ sung thêm 2 tội danh mới, đó là tội đăng ký kết hôn trái pháp luật và tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; bổ sung, sửa đổi cấu thành một số tội phạm theo hướng hạn chế bớt khả năng xử lý hình sự đối với các tội này.

 

189. Một số điểm mới về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 / Trịnh Việt Tiến // Tạp chí Pháp lý.- Số 5/2002, Tr. 20-21

Từ khoá : Tội xâm phạm sở hữu

Tóm tắt : Bộ luật Hình sự 1999 quy định về các tội xâm phạm sở hữu có một số điểm mới được sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật Hình sự 1985: Bộ luật Hình sự 1999 đã nhập 2 chương của Bộ luật Hình sự 1985 thành một (chương IV và chương VI); Bộ luật Hình sự 1999 đã tội phạm hoá một số hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định cụ thể dấu hiệu định lượng tài sản để làm căn cứ phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính; đường lối xử lý đối với loại tội phạm này; quy định hình phạt bổ sung ngay trong từng điều luật cụ thể.

 

190. Suy nghĩ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn bán người / Hoàng Văn Lai // Tạp chí Pháp lý.- Số 4/2005, Tr. 19-20

Từ khoá : Hoàn thiện pháp luật, Phòng chống tội phạm, Tội buôn bán người

Tóm tắt : Bài viết đề cập một số nội dung sau: 1- Tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam trong những năm qua. 2- Để có thể từng bước đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ loại tội phạm này, Việt Nam nên tập trung giải quyết 2 vấn đề cơ bản: - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; - Tham gia vào các văn kiện pháp lý quốc tế về phòng, chống tội phạm buôn bán người.

 

191. Tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới / Phùng Văn Ngân // Tạp chí Pháp lý.- Số 5/2005, Tr. 9-10

Từ khoá : , Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ĐứcTham nhũng, Chống tham nhũng

Tóm tắt : Bài viết phân tích các vấn đề sau: - Các hướng xây dựng pháp luật của một số quốc gia để phòng, chống tham nhũng; - Quy định về phạm vi các hành vi tham nhũng; - Hình phạt đối với tội phạm tham nhũng; - Mô hình hệ thống cơ quan đấu tranh chống tham nhũng; - Các công tác cần thực hiện để hạn chế và dần loại trừ nạn tham nhũng.

 

192. Một số trao đổi về vấn đề định tội danh / Hoàng Quảng Lực // Tạp chí Pháp lý.- Số 6/2005, Tr. 15-16

Từ khoá : Định tội danh

Tóm tắt : Trình bày việc định tội danh trong trường hợp một số tội phạm có cấu thành tội phạm tăng nặng có tính chất là các dấu hiệu định khung tăng nặng nếu được tách riêng đủ để cấu thành một tội phạm độc lập khác. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, giải quyết việc định tội danh trong trường hợp này như thế nào là điều băn khoăn của cơ quan tiến hành tố tụng.

 

193. Để luật đi vào cuộc sống cần phải quy định chế tài xử lý cụ thể / Phan Hữu Thức // Tạp chí Pháp lý.- Số 8/2005, Tr. 9

Từ khoá : Tham nhũng, Chống tham nhũng

Tóm tắt : Để cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu quả, cần phải quy định chế tài xử lý cụ thể: phạm vi điều chỉnh của luật đối với hành vi đưa và nhận hối lộ; điều chỉnh quy định về các hành vi tham nhũng; xử lý tham nhũng.

 

194. Từ các vụ án về quản lý đát đai, kiến nghị sửa đổi điều 174 Bộ luật hình sự / Phùng Văn Ngân // Tạp chí Pháp lý.- Số 10/2005, Tr. 16-18

Từ khoá : Quản lý đất đai, Vi phạm luật đất đai

Tóm tắt : Từ những vụ án vi phạm quản lý đất đai, bài viết chỉ ra những hành vi vi phạm quy định về quản lý đất đai từ việc giao đất trái thẩm quyền đến bán đất, giao đất không đúng đối tượng, bán đất dưới dạng đấu thầu, lập hồ sơ giả để chiếm đất. Bài viết cũng đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm quản lý đất đai và kiến nghị sửa đổi điều 174 Bộ luật hình sự về hình phạt quy định cho tội vi phạm quản lý đất đai.

 

195. Về mức xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù / Lê Văn Hưng // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 2/2000, Tr. 22-23

Từ khoá : Giảm thời hạn, Hình phạt tù

Tóm tắt : Bài viết đề cập một khía cạnh trong việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được quy định tại các điều khoản trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.

 

196. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Lê Cảm // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 3/2000, Tr. 9-13

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự, Pháp nhân

Tóm tắt : Nội dung bài viết nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân như lịch sử của vấn đề, trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự nước ngoài, trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong khoa học luật hình sự Việt Nam.

 

197. Một số điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt và quyết định hình phạt / Đinh Văn Quế // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 3/2000, Tr. 19-21

Từ khoá : Hình phạt, Quyết định hình phạt

Tóm tắt : Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21-12-1999, có hiệu lực ngày 01-07-1999. Nhằm góp phần thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 đạt kết quả, bài viết giới thiệu những điểm mới về hình phạt và quyết định hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và có so sánh với Bộ luật hình sự năm 1985.

 

198. Vấn đề tội phạm và hình phạt - một trong những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 1999 / Hoàng Văn Tú, Trần Văn Thuận // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 4/2000, Tr. 17-19

Từ khoá : Tội phạm, Hình phạt

Tóm tắt : Trình bày một số nội dung chủ yếu về vấn đề tội phạm và hình phạt: phân loại tội phạm; sửa đổi về phạm vi các tội phạm an ninh quốc gia; về các tội xâm phạm sở hữu; tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội phạm về môi trường.

 

199. Về một số nội dung mới của chương "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp" trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 / Phạm Thanh Bình // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 4/2000, Tr. 20-24

Từ khoá : Tội phạm, Tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Tóm tắt : Bài viết giới thiệu khái quát các quy định mới trong Chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

 

200. Tội phạm hoá và phi tội phạm hoá: một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Lê Cảm // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 5/2000, Tr. 11-14

Từ khoá : Chính sách hình sự, Tội phạm

Tóm tắt : Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm hoá và phi tội phạm hoá từ việc phân tích khái niệm, bản chất pháp lý, các yếu tố và những căn cứ của quá trình tội phạm hoá và phi tội phạm hoá.