•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Nên quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nợ công

20/03/2017
Sáng ngày 20/3/2017, tại phiên họp thứ 8, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu

 

Tờ trình dự án Luật Quản lý nợ công do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày cho biết, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, Luật Quản lý nợ công đã tạo hành lang pháp lý phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế - xã hội; góp phần quan trọng trong huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (NSNN); tạo nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thông qua cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và bảo lãnh của Chính phủ đối với các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các địa phương huy động vốn vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài. Bên cạnh đó, cơ cấu nợ đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng vay nợ trong nước, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; chủ động trả nợ đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Quản lý nợ công từng bước được hoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch, tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế…

 

Tuy nhiên, về mặt pháp luật, quá trình thực hiện Luật còn có quan điểm khác nhau về phạm vi nợ công, như việc có tính các khoản nợ phát sinh từ điều hành ngân sách, nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào nợ công hay không? Luật cũng chưa có phân định rõ ràng và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa quản lý nợ công, quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công. Các quy định về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ cũng đã bộc lộ những hạn chế cả về đối tượng, điều kiện cho vay lại, cấp bảo lãnh và cơ chế quản lý, giám sát sử dụng vốn vay, kiểm soát rủi ro đối với bảo lãnh Chính phủ… Công tác quản lý nợ công cũng đã bộc lộ một số bất cập chủ yếu như: nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; phân bổ vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải và hiệu quả đầu tư chưa cao… Do đó, cần thiế t phải sửa đổi và ban hành Luật Quản lý nợ công nhằm tiếp tục góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường vốn trong nước.

 

Báo cáo thẩm tra dự án luật do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý nợ công nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nợ công trong tình hình mới. Về cơ bản, nội dung dự thảo Luật đã thể hiện tương đối bao quát các vấn đề liên quan đến quản lý nợ công, luật hóa nhiều nội dung hiện đang được quy định tại các văn bản dưới luật, các quy định về cơ bản phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu đặt ra, với tính chất là đạo luật điều chỉnh nội dung phức tạp, liên quan trực tiếp đến việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực, đến an ninh tài chính quốc gia, thì dự thảo luật cần được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện.

 

Khẳng định về cơ bản nội dung dự thảo luật thể hiện tương đối bao quát các vấn đề liên quan đến quản lý nợ công, luật hóa nhiều nội dung hiện đang được quy định tại các văn bản dưới luật, song nhiều Ủy viên UBTVQH còn băn khoăn về tính khả thi của dự thảo Luật này. Nêu thực tế qua nhiều Kỳ họp, QH đều phản ánh thực trạng nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, nợ Chính phủ vượt trần, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, từ khi Luật Quản lý nợ công năm 2009 được ban hành, thay vì được kiểm soát, hạn chế, thì nợ công lại có xu hướng tăng nhanh. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này, do khâu thực hiện không tốt, hay do luật? Liệu rằng việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công lần này có thể giải quyết, khắc phục được tình trạng nêu trên hay không? Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình đề nghị, cần định nghĩa rõ về khu vực công, từ đó định nghĩa rõ hơn về tài chính công và nợ công.

 

Theo dự thảo luật, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước trong quy trình, thủ tục vận động, điều phối ký kết hiệp định khung, thảo thuận vay, phân bổ sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý trả nợ… cơ bản giữ nguyên như quy định hiện hành. Với cách thức như vậy, liệu rằng có giải quyết được những bất cập trong quản lý nợ công hiện nay hay không, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh hỏi. Chủ nhiệm UB Kinh tế cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn về cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nợ công, nhất là khi Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đã có định hướng phải có một cơ quan chủ trì về quản lý nợ công.Tờ trình dự án Luật Quản lý nợ công do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày cho biết, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, Luật Quản lý nợ công đã tạo hành lang pháp lý phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế - xã hội; góp phần quan trọng trong huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (NSNN); tạo nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thông qua cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và bảo lãnh của Chính phủ đối với các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các địa phương huy động vốn vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài. Bên cạnh đó, cơ cấu nợ đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng vay nợ trong nước, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; chủ động trả nợ đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Quản lý nợ công từng bước được hoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch, tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế…

 

Tuy nhiên, về mặt pháp luật, quá trình thực hiện Luật còn có quan điểm khác nhau về phạm vi nợ công, như việc có tính các khoản nợ phát sinh từ điều hành ngân sách, nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào nợ công hay không? Luật cũng chưa có phân định rõ ràng và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa quản lý nợ công, quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công. Các quy định về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ cũng đã bộc lộ những hạn chế cả về đối tượng, điều kiện cho vay lại, cấp bảo lãnh và cơ chế quản lý, giám sát sử dụng vốn vay, kiểm soát rủi ro đối với bảo lãnh Chính phủ… Công tác quản lý nợ công cũng đã bộc lộ một số bất cập chủ yếu như: nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; phân bổ vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải và hiệu quả đầu tư chưa cao… Do đó, cần thiế t phải sửa đổi và ban hành Luật Quản lý nợ công nhằm tiếp tục góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường vốn trong nước.

 

Báo cáo thẩm tra dự án luật do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý nợ công nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nợ công trong tình hình mới. Về cơ bản, nội dung dự thảo Luật đã thể hiện tương đối bao quát các vấn đề liên quan đến quản lý nợ công, luật hóa nhiều nội dung hiện đang được quy định tại các văn bản dưới luật, các quy định về cơ bản phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu đặt ra, với tính chất là đạo luật điều chỉnh nội dung phức tạp, liên quan trực tiếp đến việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực, đến an ninh tài chính quốc gia, thì dự thảo Luật cần được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày

báo cáo thẩm tra dự án luật

 

Khẳng định về cơ bản nội dung dự thảo luật thể hiện tương đối bao quát các vấn đề liên quan đến quản lý nợ công, luật hóa nhiều nội dung hiện đang được quy định tại các văn bản dưới luật, song nhiều Ủy viên UBTVQH còn băn khoăn về tính khả thi của dự thảo Luật này. Nêu thực tế qua nhiều Kỳ họp, QH đều phản ánh thực trạng nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, nợ Chính phủ vượt trần, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, từ khi Luật Quản lý nợ công năm 2009 được ban hành, thay vì được kiểm soát, hạn chế, thì nợ công lại có xu hướng tăng nhanh. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này, do khâu thực hiện không tốt, hay do luật? Liệu rằng việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công lần này có thể giải quyết, khắc phục được tình trạng nêu trên hay không? Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình đề nghị, cần định nghĩa rõ về khu vực công, từ đó định nghĩa rõ hơn về tài chính công và nợ công.

 

Theo dự thảo luật, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước trong quy trình, thủ tục vận động, điều phối ký kết hiệp định khung, thảo thuận vay, phân bổ sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý trả nợ… cơ bản giữ nguyên như quy định hiện hành. Với cách thức như vậy, liệu rằng có giải quyết được những bất cập trong quản lý nợ công hiện nay hay không, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh hỏi. Chủ nhiệm UB Kinh tế cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn về cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nợ công, nhất là khi Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đã có định hướng phải có một cơ quan chủ trì về quản lý nợ công.

 

(Theo http://daibieunhandan.vn)