•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Hội thảo khoa học “Dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

11/11/2019
Ngày 5/11/2019, tại Hội trường tầng 2, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Tham gia hội thảo có đông đảo cán bộ nghiên cứu của Viện Nhà nước và Pháp luật.

TS. Phạm Thị Thúy Nga (bên trái) và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương

 

TS. Phạm Thị Thúy Nga (Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật) và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương đồng chủ trì hội thảo.

 

Có 10 tham luận được trình bày tại hội thảo:

  • Quan hệ giữa dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam (PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương);
  • Cơ chế kiểm tra, giám sát nhà nước bảo đảm dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (PGS. TS Phạm Hữu Nghị);
  • Chính phủ với việc thực hiện dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ThS. Lê Thương Huyền);
  • Tòa án với việc bảo vệ dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (TS. Đinh Thế Hưng);
  • Vai trò của cán bộ, công chức với việc thực hiện dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (PGS.TS. Vũ Thư);
  • Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (TS. Bùi Đức Hiển);
  • Giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ThS. Mai Thị Minh Ngọc);
  • Chính quyền địa phương với thực hiện dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (ThS. Nguyễn Thu Dung);
  • Tác động hội nhập quốc tế với dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ThS. Phạm Thị Hiền);
  • Các yếu tố thúc đẩy dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (TS. Trần Văn Biên).  

Các tham luận tại hội thảo nhận được sự gợi mở, trao đổi, tranh luận rất sôi nổi của những người tham dự hội thảo.

 

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh

 

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh (Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật) gợi mở: Dân chủ và Pháp quyền là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau. Hai yếu tố này luôn phải thực hiện đồng thời. Có thể có pháp quyền mà không có dân chủ không? Tại sao các nước phương Tây thường đặt ra các yêu cầu về dân chủ pháp quyền khi xét kết nạp một thành viên vào Liên minh Châu Âu. Dân chủ và Pháp quyền có giới hạn không? Giới hạn của chúng là cái gì và bằng cái gì?

 

PGS.TS. Nguyễn Như Phát trao đổi về tình trạng có thể xảy ra tại một quốc gia, khi mà yếu tố dân chủ không có nhưng yếu tố độc tài cũng vắng bóng. Nhà cầm quyền và người dân đều phải học thực hành dân chủ. Lúc này ở Việt Nam nên bàn về dân chủ lập hiến. Không có bình đẳng thực sự giữa các chủ thể, chỉ có sự bình đẳng về cơ hội và điều kiện hưởng quyền.

 

PGS.TS. Nguyễn Như Phát (bên phải)

 

Theo PGS.TS. Vũ Thư, thực hiện dân chủ, thực hiện pháp quyền, suy cho cùng là vì con người. Dân chủ và Pháp quyền tạo ra áp lực đối với chính quyền trong quan hệ với người dân. Có áp lực thì mới có cải cách và tiến bộ.

 

TS. Đinh Thế Hưng nói đến luật về hình thức trong quan niệm về pháp quyền. Theo TS. Hưng, cần đề cao luật về thủ tục, luật về hình thức. Trong xét xử cần có thủ tục công bằng với vai trò  giới hạn quyền lực của nhà cầm quyền. Tòa án có vai trò quan trọng trong bảo vệ các giá trị pháp quyền. Nói đến pháp quyền là nói đến quyền lực của pháp luật.

 

Trả lời câu hỏi của TS. Phạm Thị Thúy Nga: Yếu tố xã hội dân sự, tổ chức xã hội có tác động đến dân chủ, pháp quyền không? TS. Trần Văn Biên cho rằng, xã hội dân sự, tổ chức xã hội ảnh hưởng, tác động rất lớn đến dân chủ và pháp quyền vì xã hội dân sự đòi hỏi pháp luật phải là đại lượng thể hiện được ý nguyện và lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội. Sự đa dạng của xã hội đặt ra yêu cầu phải có cơ chế dân chủ để phản ánh được các loại lợi ích trong xã hội.

 

Toàn cảnh hội thảo

 

Theo ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương, dư luận xã hội là một yếu tố đánh giá trình độ dân chủ và pháp quyền. Cần có những kênh phản ánh dư luận xã hội. Dư luận xã hội làm cho xã hội dân chủ hơn và pháp quyền hơn.

 

PGS.TS. Phạm Hữu Nghị lưu ý đến những giá trị chung của dân chủ, pháp quyền; đồng thời cũng cần tính đến bối cảnh, điều kiện cụ thể để thực hiện dân chủ và pháp quyền một cách vững chắc ở Việt Nam.

 

Kết thúc hội thảo, TS. Phạm Thị Thúy Nga cho rằng, hội thảo là diễn đàn tốt cho các nhà nghiên cứu của Viện thể hiện nhận thức, quan điểm của mình về dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền. Hội thảo diễn ra rất sôi nổi và hào hứng. Điều đó chứng tỏ đây là chủ đề được nhiều người quan tâm. Lãnh đạo Viện mong muốn, sau hội thảo, các tác giả chỉnh sửa, bổ sung các tham luận  để công bố trong các cuốn sách, trên các tạp chí, góp phần làm phong phú tri thức của chúng ta về dân chủ và pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.     

Các tin cùng chuyên mục: