•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Sinh hoạt khoa học Chi đoàn “Phân tích đề tài khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án luật học”

04/10/2013
Ngày 23/9/2013, Chi đoàn Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề “Phân tích đề tài khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án” do PGS.TS. Phạm Hữu Nghị hướng dẫn. Đông đảo các bạn đoàn viên và cán bộ quan tâm đã có mặt và tham gia thảo luận, trao đổi sôi nổi về chủ đề này.

(Ảnh: Phạm Hiền)

Hiện nay, một số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng như các nghiên cứu viên trong lĩnh vực luật học gặp một số khó khăn trong việc chọn tên khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hay đề tài khoa học. Việc chọn tên sao cho phù hợp với lĩnh vực và khả năng nghiên cứu của người viết là rất quan trọng, nó đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm nghiên cứu.   

Đầu tiên là việc chọn tên đề tài (luận văn, luận án), PGS.TS. Phạm Hữu Nghị đưa ra mấy gợi ý:
    - Ngắn gọn và có tính xác định
    - Cần gắn với hoạt động chuyên môn
    - Có khả năng thực hiện được.

Theo đó, tên ko nên bắt đầu bằng những cụm từ: nâng cao; tăng cường; hoàn thiện, một số vấn đề; thực trạng; giải pháp; một số vấn đề lý luận và thực tiễn về.
Về hình thức, bố cục và kết cấu đề tài phải hợp lý. Các chương, mục, tiểu mục phải phục vụ cho việc giải quyết mục tiêu của đề tài, giữa các mục có sự gắn kết với nhau. Một việc quan trọng và không thể thiếu đối với một đề tài khoa học là việc trích nguồn cần đầy đủ, trung thực và đúng quy định.

Ngoài ra, cách hành văn cần dễ hiểu, gọn gàng, đúng ngữ pháp.

Về nội dung, người viết phải lý giải được hiện tượng nghiên cứu đó là gì, có nội dung như thế nào, với tính chất, đặc điểm ra sao và nguồn gốc từ đâu? Người viết cũng cần chỉ ra được hiện trạng và xu hướng phát triển của chính hiện tượng ấy trong thời gian vừa rồi.

Đề tài cần chỉ ra hiện tượng nghiên cứu đó có cần sự điều chỉnh của pháp luật không. Để làm rõ điều này, tác giả phân tích tính chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, từ đó xây dựng các tiêu chí, nguyên tắc, yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật. Các yêu cầu này gắn chặt với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Sau đó, người viết cần nắm được tình hình thực hiện pháp luật với đối tượng nghiên cứu. Các văn bản hướng dẫn từ các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương được áp dụng trong thực tiễn như thế nào, việc tổ chức tập huấn và cơ sở vật chất để thực hiện ra sao.

Trong chương cuối, đối với một hiện tượng nghiên cứu mới, tác giả cần đưa ra định hướng và giải pháp trong việc xây dựng pháp luật; trong khi đó, với những hiện tượng, vấn đề hiện đang diễn ra và đã được nghiên cứu, tác giả cần đề ra giải pháp cho việc cải cách pháp luật. Điều quan trọng là những định hướng, giải pháp đó phải gắn liền với những căn cứ đã nêu ra tại chương đầu khi nghiên cứu về mặt lý luận.

Sau khi đưa ra những gợi ý trên, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị và các nghiên cứu viên trẻ đã cùng phân tích, mổ xẻ chính những khóa luận, luận văn, luận án đã và đang được các bạn thực hiện.

Kết thúc buổi sinh hoạt, các bạn đoàn viên cùng bày tỏ và cho rằng đây là chủ đề rất thiết thực và có ý nghĩa đối với họ trong công việc hiện nay và sau này.

Các tin cùng chuyên mục: