•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Sinh hoạt khoa học Đề tài cơ sở ngày 14 và 20/8/2018

21/08/2018
Trong 02 ngày, 14 và 20/8/2018 tại Viện Nhà nước và Pháp luật, hai Đề tài cơ sở do ThS. Nguyễn Thị Hường và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy làm chủ nhiệm đã tổ chức buổi tọa đàm báo cáo kết quả nghiên cứu.

Đề tài thứ nhất thực hiện báo cáo là “Thực trạng pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề ở Việt Nam hiện nay” của ThS. Nguyễn Thị Hường, cán bộ Phòng Luật Dân sự.

 

Cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, pháp luật dân sự Việt Nam cũng quy định quyền địa dịch nhưng với một tên gọi dài hơn và dễ hiểu hơn đó là quyền đối với bất động sản liền kề. Đây là một chế định pháp luật được ghi nhận từ rất sớm, ngay từ thời La Mã cổ đại và đã có những bước tiến dài về việc áp dụng trong thực tiễn. Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận quyền này tại Chương XIV “Quyền khác đối với tài sản” gồm 12 điều.

 

ThS. Nguyễn Thị Hường (bìa phải) và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

 

ThS. Nguyễn Thị Hường cho biết, theo nghĩa rộng, quyền đối với bất động sản liền kề là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng một bất động sản liền kề thuộc sở hữu của một chủ thể khác nhằm khai thác, sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình một cách hợp lý. Theo nghĩa hẹp, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của chủ sở hữu bất động sản (bị vây bọc) trong những điều kiện do pháp luật quy định, được sử dụng bất động sản (vây bọc) của người khác trong những phạm vi xác định để thỏa mãn việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý bất động sản thuộc sở hữu của mình.

 

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 4 quyền chính liên quan đến bất động sản liền kề: (i) quyền về cấp, thoát nước; (ii) quyền về tưới, tiêu nước trong canh tác; (iii) quyền về lối đi qua; (iv) quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác.

 

ThS. Nguyễn Thị Hường đã phân tích nội dung và chỉ ra những vấn đề thực tại của từng quyền trong thực tiễn. Tác giả cũng nêu ra những bất cập như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có thông tin về bất động sản liền kề; các quy định trong Bộ luật Dân sự với các đạo luật chuyên ngành; nguyên tắc xác định bất động sản chịu địa dịch;…

 

 

Bình luận tại tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Như Phát cho rằng, khi nghiên cứu quyền đối với bất động sản liền kề, đề tài cần đặt vấn đề dựa trên quyền tự do sở hữu và giới hạn quyền sở hữu. Các nhà khoa học khác cũng nêu ra và cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề, vụ việc cụ thể trong cuộc sống liên quan đến những quyền này.

 

Tiếp theo, ngày 20/8/2018, các cán bộ nghiên cứu trong Viện đã lắng nghe và cùng trao đổi về những chuyên đề của Đề tài cơ sở “Bổ trợ tư pháp trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay” do TS. Nguyễn Thị Thu Thủy là chủ nhiệm. Đề tài gồm có 4 chuyên đề:

  • Khái quát về bổ trợ tư pháp trong tố tụng dân sự;
  • Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công chứng;
  • Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám định tư pháp – TS. Trần Văn Biên;
  • Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thiết chế luật sư – TS. Dương Quỳnh Hoa.

Các tin cùng chuyên mục: