•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Sinh hoạt khoa học Đề tài cơ sở “Phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay”

15/10/2018
Ngày 2/10/2018, Viện Nhà nước và Pháp luật đã tổ chức buổi báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài cơ sở “Phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay” do ThS. Lê Thị Hồng Xuân, phòng Luật Hình sự là chủ nhiệm. Thành viên của đề tài là TS. Đinh Thế Hưng và ThS. Nguyễn Ngọc Mai.

Các thành viên đề tài (từ phải sang): ThS. Lê Thị Hồng Xuân, TS. Đinh Thế Hưng,

ThS. Nguyễn Ngọc Mai

 

Mở đầu là phần trình bày của TS. Đinh Thế Hưng, “Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. TS. Hưng nhìn nhận, hiện nay, tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đang có xu hướng gia tăng về số lượng, nguy hiểm hơn về tính chất, mức độ thiệt hại cho nền kinh tế, trong khi công tác phòng ngừa loại tội phạm này còn bộc lộ nhiều yếu kém. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân từ thể chế kinh tế còn bất cập, pháp luật về phòng ngừa chưa hoàn thiện và kết quả phòng ngừa của các chủ thể có trách nhiệm còn hạn chế… Điều này đặt ra nhu cầu cần có giải pháp đồng bộ để phòng ngừa tội phạm. Vì thế, nhóm nghiên cứu  lựa chọn chủ đề này cho đề tài cơ sở năm nay.

 

TS. Đinh Thế Hưng lựa chọn nghiên cứu theo hai góc độ: luật hình sự và tội phạm học. Ở góc độ luật hình sự, khách thể của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định trong Chương 18 Bộ luật Hình sự năm 2015, từ Điều 188 đến Điều 234. Các hoạt động kinh tế là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động khác. Các hoạt động này cần có quy định của Nhà nước để bảo đảm diễn ra đúng trật tự. Khi các hoạt động này bị các hành vi phạm tội xâm phạm dẫn đến trật tự quản lý kinh tế bị rối loạn, gây thiệt hại cho nền kinh tế, cho lợi ích nhà nước, người tiêu dùng,...

 

Về hành vi khách quan, tội phạm này gây hậu quả nghiêm trọng về vật chất hay những hậu quả khác. Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại chứ không chiếm đoạt. Chủ thể đa dạng, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Về trách nhiệm hình sự, tiền là hình phạt phổ biến được quy định đối với nhiều tội trong nhóm tội này.

 

TS. Đinh Thế Hưng cũng nêu ra những đặc điểm chính khi nhìn nhận tội phạm này dưới góc độ tội phạm học, đó là:

  • Tội phạm lợi dụng thủ đoạn với chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện hành vi phạm tội;
  • Có động cơ, mục đích mang tính vụ lợi, lợi ích cao;
  • Tội phạm diễn biến khó lường, phụ thuộc vào hoạt động ổn định hay không của nền kinh tế;
  • Tội phạm thường có trình độ, chuyên môn cao;
  • Độ ẩn rất cao;
  • Nguyên nhân do việc quản lý kinh tế còn kém.

Toàn cảnh tọa đàm

 

Tiếp theo, ThS. Nguyễn Ngọc Mai trình bày diễn biến tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ở Việt Nam từ năn 2011-2016. Dựa trên số liệu từ Báo cáo của Chính phủ và Tòa án, tác giả phân tích và đưa ra ý kiến của mình. Nhìn chung, xu hướng tội phạm này gia tăng qua từng năm và phần lớn xảy ra ở các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, đất đai. Nguyên nhân gây ra tội phạm chia thành 3 nhóm chính: (i) Công tác cán bộ: năng lực cán bộ yếu; (ii) Sự hạn chế của cơ quan bảo vệ pháp luật; (ii) Lòng tham của con người, nhu cầu muốn làm giàu nhanh.

 

Sau đó, ThS. Lê Thị Hồng Xuân trình bày chuyên đề thứ ba, “Thực trạng phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và đề xuất giải pháp”. Trong đó, đề tài đưa ra phương hướng và giải pháp chung để phòng ngừa tội phạm này:

  • Dự báo được tình hình tội phạm dựa trên sự biến động của nền kinh tế; thực trạng, diễn biến tình tội phạm kinh tế;
  • Dự báo các lĩnh vực của tội phạm kinh tế, địa bàn xảy ra tội phạm kinh tế;
  • Hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng.

Trao đổi tại tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Như Phát muốn các thành viên đề tài giải thích thuật ngữ “trật tự quản lý kinh tế”, trật tự trong thuật ngữ này là trật tự công hay tư? Ông cũng bình luận về một số điều luật cụ thể liên quan đến thuật ngữ “hàng giả” trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

Tọa đàm cũng nhận được những ý kiến của PGS.TS. Lê Mai Thanh về tội phạm liên quan đến  sở hữu công nghiệp và một số nhà khoa học khác.

Các tin cùng chuyên mục: