•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Tin hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 2011 - 2020”

01/02/2010
Ngày 1 tháng 2 năm 2010, tại Hội trường Viện Nhà nước và Pháp luật, đề tài CT09-16-03 “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 2011 - 2020” thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2009-2010: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, đã tổ chức hội thảo khoa học lần thứ hai.
Hội thảo có sự tham dự của Ban chủ nhiệm Chương trình CT09-16 và các nhà khoa học quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

    TS. Bùi Nguyên Khánh, chủ trì hội thảo, nêu ý nghĩa, mục đích tổ chức hội thảo và trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Như Phát chủ nhiệm Chương trình nhấn mạnh đây là một đề tài lớn, trọng điểm của chương trình CT09-16, vì vậy cần tập trung lực lượng triển khai theo hướng đánh giá những mặt được và chưa được trong nhận thức cũng như trong thực tiễn về vấn đề này.

    Trên cơ sở định hướng nghiên cứu của Ban chủ nhiệm đề tài, các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận về một số chủ đề trọng tâm của đề tài, cụ thể như sau:
    1. Quá trình phát triển từ tư tưởng “pháp chế XHCN”, “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” đến tư tưởng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”
    2. Nhà nước pháp quyền và các chức năng kinh tế xã hội - Mối liên hệ giữa Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự ở nước ta
    3. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng lập hiến Việt Nam hiện đại
    4. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong nhận thức về vị trí, vai trò của Hiến pháp, việc tuân thủ Hiến pháp trong hoạt động của các thiết chế quyền lực ở nước ta
    5. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong cơ chế quyền lực nhà nước
    6. Ý nghĩa của nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước trong việc thực hiện và kiểm soát quyền lực ở nước ta
    7. Sự hiện diện, vai trò và đặc điểm của các cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta và các giải pháp hoàn thiện
    8. Quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
    9. Quyền tiếp cận thông tin, chính sách và pháp luật
    10. Quyền tiếp cận công lý trong nhà nước pháp quyền
    11. Nhà nước pháp quyền và và tính minh bạch trong hoạt động hoạch định chính sách và pháp luật
    12. Vấn đề xây dựng một nền hành pháp vững mạnh; trong sạch, có trách nhiệm
    13. Đnhgiá hoạt động tư pháp từ yêu cầu bảo đảm tính độc lập, vị trí, vai trò xã hội của hoạt động tư pháp ở nước ta
    14. Tư pháp hình sự truyền thống và tư pháp phục hồi - những khả năng chuyển đổi trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền Việt Nam
    15. Đánh giá quá trình cải cách tư pháp trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    16. Hệ thống pháp luật trước yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
    17. Những cơ chế bảo hộ pháp lý cho công dân theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
    18. Thực trạng của ý thức pháp luật; vai trò thực tế của pháp luật hiện nay trong đời sống xã hội, trong quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và xã hội
    19. Mối liên hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền


    Nhiều ý kiến, nhận định mới, mang tính lý luận và thực tiễn từ các nhà khoa học đã giúp các thành viên đề tài có cái nhìn rõ hơn về vấn đề đang nghiên cứu, là cơ sở để đề tài tiếp tục triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả.

Các tin cùng chuyên mục: