•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Hội thảo “Những vấn đề lý luận xã hội học về quyền con người”

18/05/2011
Ngày 13/5/2011, tại số 1 Liễu Giai, trong chương trình dự án “Diễn đàn giáo dục quyền con người”, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Những vấn đề lý luận xã hội học về quyền con người”. GS.TS. Võ Khánh Vinh, Phó chủ tịch Viện KHXH Việt Nam và PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và Pháp luật đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu và nhà khoa học từ Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Xã hội học, Viện Triết học, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Kinh tế - Chính trị Thế giới, Viện Nghiên cứu Con người, Viện Từ điển học và Bách khoa thư, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Luật Hà Nội và đông đảo các nhà nghiên cứu trẻ trong Viện KHXH Việt Nam.
 

Ảnh: Thanh Tùng


Tại hội thảo, các bài tham luận và bình luận đã tập trung đề cập đến đối tượng và phương pháp nghiên cứu của xã hội học về quyền con người cũng như những vấn đề xã hội học của các nhóm quyền.

Theo PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, có 5 yếu tố chính tác động đến quyền con người nhìn từ góc độ xã hội học, gồm có: cơ chế kinh tế, chế độ xã hội, thiết chế xã hội, cơ chế kiểm soát xã hội và hành động xã hội.

Xã hội ngày nay càng phát triển và đổi mới, cùng với đó, quyền con người đã và đang xuất hiện những xu hướng mới, đó là: quyền con người với phát triển bền vững, quyền con người với phát triển của khoa học và công nghệ và quyền của các đội tượng dễ bị tổn thương (quyền của người đồng tính, người khuyết tật và người cao tuổi).

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS. Võ Khánh Vinh cho rằng: nghiên cứu xã hội học về quyền con người là một hướng nghiên cứu, một phương diện tiếp cận về quyền con người, kết nỗi giữa xã hội học và pháp luật về quyền con người. Xã hội học về quyền con người là một lĩnh vực cụ thể hơn của xã hội học pháp luật. Theo ông, những hướng nghiên cứu chính trong xã hội học về quyền con người có thể là: Dự báo về quyền con người; Xung đột quyền con người; Tâm lý xã hội về quyền con người; Pháp lý – xã hội về quyền con người.

Tuy nhiên, GS.TS. Võ Khánh Vinh khẳng định: Trước hết, trong thời gian tới cần phải hình thành những phương pháp nghiên cứu lý luận xã hội học về quyền con người. 

Với các nghiên cứu gợi mở ban đầu, hy vọng hội thảo này sẽ tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về những vấn đề lý luận xã hội học về quyền con người ở Việt Nam.