•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Giao dịch điện tử

17/02/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Giao dịch điện tử vào thực tiễn cuộc sống.

Bộ TT&TT cho biết, Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 20 tháng 06 năm 2023 tại kỳ họp thứ 5 và được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 07/2023/L-CTN ngày 30 tháng 6 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 07 năm 2024.

 

Luật Giao dịch điện tử là văn bản có phạm vi tác động tới nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể trong xã hội. Một số quy định có tính mới trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cần có hướng dẫn chi tiết để bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực thi.

 

Bên cạnh đó, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung: Điều kiện cấp phép (tài chính, nhân sự và kỹ thuật); một số phát sinh mới từ thực tiễn như: cấp chứng thư số cho thuê bao theo phương thức điện tử,...; sử dụng tài khoản định danh điện tử cấp độ 2 và một số giấy tờ khác có giá trị tương đương CMND, CCCD trong việc cấp chứng thư số; bổ sung các quy định phù hợp với các văn bản hiện hành như Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân,…

 

Do đó, việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy là cần thiết nhằm bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong cách tổ chức thực thi một số quy định của Luật Giao dịch điện tử; tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Giao dịch điện tử vào thực tiễn cuộc sống; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các quy định tại Luật Giao dịch điện tử.

 

Bố cục, nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định

 

Dự thảo Nghị định bao gồm 5 Chương, 62 Điều, quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy:

 

Chương I: gồm 03 Điều, từ Điều 1 đến Điều 3 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ.

 

Chương II: gồm 22 Điều, từ Điều 4 đến Điều 25 quy định về chữ ký điện tử bao gồm những nội dung về chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số, dấu thời gian.

 

Chương III: gồm 28 Điều, từ Điều 26 đến Điều 53 quy định về kinh doanh dịch vụ tin cậy bao gồm những nội dung quy định về dịch vụ tin cậy và quy trình thủ tục cung cấp dịch vụ tin cậy; hoạt động dịch vụ tin cậy và hoạt động cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng.

 

Chương IV: gồm 06 Điều, từ Điều 54 đến Điều 59 quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia và liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia.

 

Chương V: gồm 03 Điều, từ Điều 60 đến Điều 62 quy định về hiệu lực thi hành, quy định chuyển tiếp, trách nhiệm thi hành.

 

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

 

(Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ)