•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Phòng Luật Quốc tế

07/08/2009
Khoa học luật quốc tế của Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển cùng với sự phát triển cách mạng Việt Nam – qua các giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc. Có thể nới các văn kiện quan trọng cua Đảng và Nhà nước ta, những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước qua các giai đoạn đã chỉ ra nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về luật quốc tế ngày càng được bổ sung và được đào tạo cơ bản.

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chuyên ngành luật quốc tế 
Khoa học luật quốc tế của Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển cùng với sự phát triển cách mạng Việt Nam – qua các giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc. Có thể nới các văn kiện quan trọng cua Đảng và Nhà nước ta, những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước qua các giai đoạn đã chỉ ra nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về luật quốc tế ngày càng được bổ sung và được đào tạo cơ bản.

Nghiên cứu về luật quốc tế là một trong những nhiệm vụ mà Viện Nhà nước và pháp luật luôn quan tâm. Phòng Luật quốc tế được thành lập ngay từ ngày thành lập Viện luật học 1967. Tuy nhiên, những vấn đề về luật quốc tế đã được nghiên cứu từ khi có Tổ luật học trong Uỷ ban khoa học Nhà nước (mặc dù trong cơ cấu của Tổ luật học lúc bấy giờ chưa có Tổ Luật quốc tế như những chuyên ngành khác).

Phòng Luật quốc tế được thành lập vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Số cán bộ trong phòng không nhiều đa số được đào tạo tại Liên Xô (cũ). Đó là các đồng chí Nguyễn Văn Luật, Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Thiên Trinh, Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Thế Trường,… Năm 1988 đồng chí Nguyễn Trung Tín đảm nhận chức vụ Trưởng phòng Luật quốc tế, đến năm 1990 là đồng chí Đinh Ngọc Vượng. 

Hiện nay Phòng có cán bộ nghiên cứu sau: Trưởng phòng TS. Lê Mai Thanh, Phó trưởng phòng, ThS. Nguyễn Linh Giang và cử nhân Nguyễn Thu Hương.

2. Thành tựu nghiên cứu và đào tạo của chuyên ngành luật quốc tế
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, trong các “Tập nghiên cứu Nhà nước và pháp quyền” do Tổ Luật học soạn thảo đã công bố các bài nghiên cứu về luật quốc tế. Các tác giả Phạm Văn Bạch, Phạm Thành Vĩnh, Nguyễn Văn Lưu, đã nghiên cứu những vấn đề pháp luật lý quốc tế phục vụ công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, về sự đóng góp của cách mạng dân tộc – dân chủ của nhân dân ta vào quá trình phát triển của Luật quốc tế. Đó là các bài nghiên cứu: “Cách mạng tháng tám và quá trình hình thành, phát triển của khái niệm quyền dân tộc cơ bản”, “Kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp nghị Giơ-ne-vơ:, “Nhắc lại vụ liên hợp quốc cử đoàn thanh sát” đến miền Nam Việt Nam để phê phán một số luận điểm pháp lý xét lại gây ảo tưởng về Liên hợp quốc trong việc bảo vệ hòa bình thế giới”, “Về bức giác thư pháp lý”, của Uỷ ban Luật gia Mỹ đối với Việt Nam…

Cuối những năm 60, đầu những năm 70 các công trình nghiên cứu về luật quốc tế do các nhà khoa học của Viện Luật học thực hiện chủ yếu bàn tới những vấn đề pháp lý quốc tế Hội nghị Paris về Việt Nam, về việc thực hiện Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tanh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Giới nghiên cứu Luật quốc tế ở Việt Nam thường nhắc tới sự đóng góp của cách mạng nước ta vào quá trình phát triển của pháp luật quốc tế. Trong những đóng góp đó có những vấn đề được nêu trong nội dung hiệp định Giơ ne vơ và Hiệp định Paris về Việt Nam: vấn đề về các quyền dân tộc cơ bản, về quyền dân tộc tự quyết, về tráchn hiệm pháp lý quốc tế của nước gây chiến tranh xâm lược, về nghĩa vụ của các quốc gia tuân thủ nguyên tắc Pacta Sun Servanda nội dung trong Luật quốc tế hiện đại. Các tác giả Phạm Giảng, Nguyễn Xuân Lương, Ngô Bá Thành, đã có nhiều bài nghiên cứu về quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Tạp chí Luật học và sau này là Tạp chí Nhà nước và pháp luật đã thực sự trở thành diễn đàn khoa học đăng tải rất nhiều công trình nghiên cứu về Luật quốc tế của các nhà khoa học trong và ngoài Viện.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất, cách mạng Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Các công trình nghiên cứu về Luật quốc tế tập trung vào những vấn đề kế thừa trong Luật quốc tế, vào việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và những vấn đề pháp lý quốc tế trong quan hệ giữa các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng loạt bài viết của cán bộ của Viện đã đề cập vấn đề Việt Nam trong quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, về hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên khối về hiệp định tương trợ tư pháp, về các Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác được ký kết giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghiã. Năm 1984 Viện đã xuất bản cuốn “Liên hợp quốc: những vấn đề pháp luật ý cơ bản”, sách dày khoảng gần 400 trang do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản. Cuốn sách đã trình bày quá trình hình thành và phát triển của Liên hợp quốc, cơ cấu tổ chức, hoạt động. Trong sách báo pháp lý ở Việt Nam học bấy giờđây là công trình giới thiệu đầy đủ nhất về Liên hợp quốc. Ho đến nay cuốn sách vẫn là “cẩm nang” cho tất cả những ai quan tâm tìm hiểu về Liên hợp quốc. Các cán bộ nghiên cứu của Viện đã nghiên cứu những vấn đề biên giới, lãnh thổ, về chủ quyền quốc gia về luật biển quốc tế, về vấn đề Campuchia, về các vấn đề pháp lý của việc bảo vệ bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Những vấn đề thời sự của khoa học luật quốc tế luôn được phản ánh trên các trang của Tạp chí Luật học, Nhà nước và pháp luật: vấn đề trật tự kinh tế thế giới mới, luật quốc tế nhân đạo, luật ngoại giao, luật lãnh sự, luật thương mại quốc tế. Các tác giả Nguyễn Ngọc Minh , Phạm Giảng, Vũ Phi Hoàng đã nghiên cứu sâu về luật biển quốc tế. Năm 1982, Hội nghị quốc tế lần thứ III của Liên hợp quốc đã kết thúc bằng việc thông qua Công ước quốc tế về luật biển. Trong quá trình xây dựng công ước này giới luật học quốc tế ở các nước đã bàn khá nhiều đến những vấn đề gay cấn được tranh luận tại Hội nghị, ở Việt Nam các nhà khoa học của Viện cũng đã nêu quan điểm khoa học về các vấn đề luật biển quốc tế, về vùng đặc quyền, về các hải đảo, eo biển, thềm lục địa, lãnh hải. Những quan điểm ấy đã đóng góp phần không nhỏ vào quan điểm của đại diện của Việt Nam tham gia Hội nghị Luật biển lần thứ III.

Sau khi Công ước Luật biển được thông qua, GS. Nguyễn Ngọc minh đã công bố cuốn sách “Luật biển” trong đó phân tích những vấn đề quan trọng của Luật biển quốc tế hiện đại. Cuốn sách này đã đuợc dịch sang tiếng Nga và Nhà xuất bản Khoa học Maxcowva phát hành năm 1984. Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực luật quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam được công bố ở Liên Xô.

Điều 14 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 nêu rõ chính sách đối ngoại của Nhà nước ta:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tăng cường hữu nghị anh em, tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, Lào Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, đoàn kết với nhân dân các nước đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; thực hiện chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi ; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Đương nhiên quy định của Hiến pháp là cơ sở thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng. Cho đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX việc nghiên cứu về luật quốc tế vẫn bám sát những cơ sở của Hiến pháp về chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, cũng đã thấy những công trình hướng tới những vấn đề bức xúc lúc đó. Chẳng hạn, nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau hay về liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa, về nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế vô sản…

Cuối năm 1991 chúng ta bắt tay vào xây dựng Hiến pháp mới. Những vấn đề lý luận về luật quốc tế cũng được bàn thảo rộng rãi tại hội thảo khoa học, trên những tạp chí chuyên ngành, trên những báo lớn như báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân.

Trong những năm gần đây việc nghiên cứu pháp luật uật quốc tế đã được đẩy mạnh, nghiên cứu chuyên sâu vào các vấn đề của Công pháp quốc tế. Đó là những vấn đề hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế một cách toàn diện giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á và tất cả các nước trong cộng đồng thế giới. Các vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế( như vấn đề địa vị pháp lý của người Việt Nam, vấn đề xung đột pháp luật v.v…). Các nhà khoa học chuyên ngành Luật quốc tế cũng tích cực tham gia vào công tác đào tạo trên đại học, đảm nhận chương trình giảng dạy môn Luật quốc tế cho các lớp cao học luật do Viện Nhà nước và pháp luật tổ chức. Ngoài ra, các nhà khoa học của Viện đều tham gia giảng dạy môn Công pháp quốc tế tại các Trường luật, Khoa luật thuộc các Trường Đại học công lập và dân lập ở nước ta. Cuốn sách “Những vấn đề lý luận cơ bản của Luật quốc tế” do cán bộ nghiên cứu của Viện biên soạn (H, NXB Chính trị quốc gia 1995) là kết quả nghiên cứu lý luận cơ bản đã góp phần vào sự phát triển của khoa học luật quốc tế ở Việt Nam,k được dùng làm tài liẹu giảng dạy sau đại học của Viện Nhà nước và pháp luật. Viện cũng đã tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, đóng góp ý kiến cho các dự thảo luật Quốc tịch, Dự thảo Pháp lệnh về điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Dự thảo Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, Dự thảo pháp lệnh ký kết và thực hiện thòa thuận quốc tế, Dự thảo phần VII của Bộ luật dân sự v.v…)

Trong những năm gần đây, các cán bộ nghiên cứu của Phòng Luật quốc tế đã công bố các bài viết về chính sách đối ngoại của Nhà nước ta và pháp luật quốc tế, những vấn đề cấp bách của pháp luật quốc tế, vấn đề cải tổ Liên hợp quốc, bảo đảm chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực, những vấn đề về về sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế, vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án, trong tài nước ngoài tại Việt Nam.

Trong những năm qua đại diện của Viện đã tích cực tham gia vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin chống lại 37 công ty hóa chất Hoa Kỳ. Trong vụ kiện này có rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu về pháp luật quốc tế và pháp luật Hoa Kỳ. PGS.TS Đinh Ngọc Vượng đã được Hội Luật gia Việt Nam phân công tham gia nhóm chuyên gia Việt Nam cùng với các các luật sư Hoa Kỳ xây dựng hồ sơ khởi kiện.
Hiện nay các cán bộ nghiên cứu của Viện mà nòng cốt là các nhà nghiên cứu của Phòng Luật quốc tế đang thực hiện đề tài cấp Bộ: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của việc điều chỉnh pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài do PGS.TS Đinh Ngọc Vượng làm chủ nhiệm.

Các cán bộ phòng Luật quốc tế tích cực tham gia vào các đề tài cấp Bộ, cấp Viện Nhà nước và pháp luật và các cơ sở đào tạo sau đại học khác như Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, Học viện An ninh nhân dân, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và pháp luật thuộc học viện chính trị hành chính quốc gia.

3. Triển vọng phát triển và các nhiệm vụ trong thời gian tới của chuyên ngành và lĩnh vực nghiên cứu
Phương hướng nghiên cứu trong lĩnh vực luật quốc tế trong những năm tới vẫn là nghiên cứu lý luận về công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Cụ thể là:
- Những vấn đề pháp lý của việc Việt Nam hội nhập khu vực, hội nhập thế quốc tế, đặc biệt là việc thực hiện cam kết gia nhập WTO. 
- Những vấn đề pháp lý quốc tế của việc bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực;
- Những vấn đề lý luận về tư pháp quốc tế.

Với đội ngũ cán bộ còn ít ỏi, trong lúc công việc nghiên cứu khá năng nề, Phòng Luật quốc tế sẽ thu hút các nhà khoa học trong và ngoài Viện cùng nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về luật quốc tế.

Thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX đã chuyển từ hai cực sang đa cực). Toàn nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu: giứ gìn hòa bình và an ninh chung, lập trật tự kinh tế thế giới mới, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bẹnh tật hiểm nghèo. Những vấn đề đó không thể có một quốc gia nào tự giải quyết được mà phải cần có sự hợp tác quốc tế đa phương. Các quốc gia trên thế giới ngày càng có xu hướng phải tùy thuộc vào nhau. Từ những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được xác định trong các văn kiện của Đại hội lần thứ VIII, Đại hội IX, Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như xuất phát từ tình hình thế giới, từ quan hệ quốc tế trong giai đoạn chuyển từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, từ những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, khoa học luật quốc tế Việt Nam, theo quan điểm của chúng tôi, cần hướng vào việc nghiên cứu những vấn đề cấp bách sau đây.

Trước hết, trong lĩnh vực công pháp quốc tế.
Hiện nay ở nước ta các công trình nghiên cứu về công pháp quốc tế, có thể nói, còn quá ít so với các ngành luật khác, kể cả các bài nghiên cứu trong các tạp chí khoa học chuyên ngành luật. Các chuyên gia nghiên cứu về luật quốc tế ở Việt Nam chưa có sự hợp tác chặt chẽ. Ở đây cũng có những nguyên nhân khách quan: đội ngũ các nhà khoa học có học hàm, học vị chuyên ngành luật quốc tế còn ít so với các ngành luật khác, công tác phân tán ở nhiều cơ quan, chưa có điều kiện để phối hợp nghiên cứu. Do sự phân tán, chưa có “đầu mối” tập hợp và phải giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công pháp quốc tế nên vấn đề nghiên cứu lý luận về công pháp quốc tế chưa được nhiều. Một lý do khách quan nữa cũng không kém phần quan trọng, đó là với số lượng các nhà công pháp quốc tế chưa nhiều nhưng vấn đề đào tạo về luật, trong đó có bộ môn công pháp quốc tế đòi hỏi các nhà khoa học có học hàm, học vị phải giảng dạy nhiều,thời gian tạp trung cho việc nghiên cứu lý luận để có đựoc các cong trình “có tầm cỡ” rất hạn chế. Với số lượng các chuyên gia và thời gian hạn hẹp như vậy, chỉ có thể xây dựng được các giáo trình bậc đại học và tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy về công pháp quốc tế ở bậc sau đại học. Do vậy, một trong những vấn đề cấp bách của khoa học luật quốc tế Việt Nam là phải đẩy mạnh nghiên cứu những vấn đề lý luận. Công pháp quốc tế vừa là một ngành luật trong hệ thống các ngành của khoa học về nhà nước và pháp luật; và xét về cấu trúc hệ thống, theo quan điểm hệ thống thì công pháp quốc tế lại vừa có thể coi là một hệ thống bao gồm các yếu tố cấu thành của hệ thống: các ngành luật của hệ thống luật quốc tế. Theo sự phân loại đã được thừa nhận mộtcách rộng rãi, các ngành luạt được phân chia theo các dấu hiệu về quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh về chủ thể, về nguồn luật, và về phương pháp điều chỉnh. Cũng như các cấu trúc hệ thống khác, hệ thống khoa học luật quốc tế(công pháp quốc tế) cũng là một hệ thống năng động phát triển, ngày càng hình thành những yếu tố cấu thành mới tùy thuộc vào sự vận động, sự phát triển khách quan của các yếu tố mà nó điều chỉnh. Có những ngành luật trong hệ thống khoa học Luật quốc tế đã được hình thành, được thừa nhận chung như luật biển quốc tế, luật điều ước quốc tế, Luật hàng không dân dụng quốc tế luật ngoại giao và luật lãnh sự, luật tổ chức quốc tế…Bên cạnh đó có các ngành đang hình thành như ngành luật về an ninh quốc tế, luật quốc tế bảo vệ môi trường, luật quốc tế không phải vì mục đích tự thân mà điều cơ bản của nghiên cứu những vấn đề lý luận để phục vụ thiết thực cho việc thực hiện chức năng đối ngoại, hoạt động của Nhà nước ta. Theo cách phân chia về chức năng của Nhà nước nói chung, người ta thường nói về chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của Nhà nước. Cách phân chia này chỉ mang tính chất tương đối và nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa chức năng đối ngoại và chức năng đối nội. Thực hiện chức năng đối ngoại, thường được coi là cơ sở, là điều kiện cho việc thực hiện chức năng đối nội và ngược lại muốn tực hiện tốt chức năng đối nôi, bất kỳ nhà nước nào cũng phải quan tâm tới việc thực hiện tốt chức năng đối ngoại. Người ta cũng bàn về mối tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia không chỉ vì mục đích xác định rõ, phân biệt rõ đâu là pháp luạt quốc tế, đâu là pháp luật quốc gia mà mục đích chính vẫn là từ mối tương quan đó, xác định cho rõ vai trò của luật quốc tế, xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia cho phù hợp với quá trình hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Hiện nay ở Việt Nam cũng chưa có công trình khoa học nào được công bố, trong đó nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về mối tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Các giáo trình luật quốc tế chỉ đề cập tới vấn đề này một cách rất mờ nhạt. Mối tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia cần phải dược nghiên cứu theo quan điểm của phép biện chứng duy vật. Các văn bản pháp luật mà Nhà nước ta ban hành thường có điều khoản nói về việc ưu tiên áp dụng các quy phạm điều ước quốc tế mà chúng ta gia nhập, ký kết, phê chuẩn, nếu như các điều ước đó có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là vấn đề rất quan trọng mà khoa học luật quốc tế Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu. Để làm sáng tỏ quy định này trong các văn bản pháp luật Việt Nam, chúng ta ta cần chú ý tới những vấn đè có tính chất lý luận và thực tiễn sau: Một là, nguồn của luật quóc tế bao gồm các quy phạm điều ước và các quy phạm tập quán. Cả hai loại nguồn này đều có giá trị như nhau trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế. Như vậy, chúng ta cần chú ý hơn nữa tới các quy phạm tập quán. Hai là, trong thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là vì, những người trực tiếp áp dụng pháp luật để giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó, trên thực tế không thể biết hết được các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập, phêchuẩn. Giả thiết rằng những người trực tiếp áp dụng pháp luật biết rõ nội dung của các điều ước đó thì những ai, cơ quan nào có thẩm quyền xác định có sự khác biệt hay không có sự khác biệt giữa quy định của điều ước quốc tế và quy địnhcủa pháp luật Việt Nam để đi đến quyết định áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Ba là, việc xác định các quy phạm tập quán quốc tế là vấn đề hết sức phức tạp so với việc tìm hiểu và xác định các quy phạm điều ước quốc tế. Ở nhiều nước người ta đã nghiên cứu và xác định hệ thống các quy phạm tập quán(đương nhiên việc hệ thống hóa đó chỉ mang tính học thuyết, không phải là văn bản do nhà nước ban hành). Bốn là, chúng ta cânội dung nghiên cứu , đề xuất những quy định trong pháp luật nước ta những vấn dề chúng tôi đang đề cập, nên xác định rõ việc ưu tiên áp dụng pháp luật quốc tế (và đương nhiên bao gồm những điều ước quốc tế mà chúng ta tham gia: ký kết, phê chuẩn, và các quy phạm tập quán quốc tế). Một vấn đề quan trọng chúng tôi muốn nói tới dưới góc độ khoa học pháp luật quốc tế Việt Nam đó là việc công bố các điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết, gia nhập hoặc phê chuẩn. Pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hòa xãc hộichủ nghĩa Việt Nam năm quy định việc đăng trên công báo các điều ước quốc tế mà nhà nước ta ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập. Nhưng cho đến nay quy định này vẫn chưa đưoqực thực hiện. Các điều ước quốc tế, thậm chí, chưa có những bản dịch ra tiếng Việt một cách chính thức. Cùng một điều ước quốc tế các bản dịch được công bố ở các loại sách khác nhau, không giống nhau(nhiều bản dịch chắc chắn sai với nội dung vì bản thân người dịch không năm được chuyên môn). Hiến chương Liên hợp quốc  là một điều ước quan trọng nhất hiện nay. Chúng ta đã trở thành thành viên của tổ chức quốc tế toàn cầu này, tính đến nay đã tròn 30 năm. Nhưng có một điều không thể chấp nhận được là hiện nay chưa có một bản dịch Hiến chương Liên hợp quốc đuợc chính thức cong bố bởi một cơ quan có thẩm quyền.

Thực tế này dẫn tới một hiện tượng là, trong các bài viết về luật quốc tế, các giáo trình về luật quốc tế khi trích dẫn các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc thì người viết hoặc là tự dịch từ bản tiếng Anh, Nga, Pháp hoặc là trích dẫn từ các bản in ở sách khác nhau ở nước ta nên không nhất quán, thậm chí sai với quy định trong Hiến chương. Theo chúng tôi, các nhà nghiên cứu khoa học luật quốc tế Việt Nam cần sớm kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc dịch, hiệu đính, biên tập thật chuẩn xác các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, phê chuẩn tạo điều kiện cho việc nghiên cứu giảng dạy, học tập và áp dụng luật quốc tế ở nước ta.

Một trong những nhiệm vụ cấp bách nữa hiện nay đối với khoa học luật quốc tế Việt Nam là nghiên cứu những vấn đề pháp lý quốc tế của sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng, với các nước trong khu vực Đông Nam á , trong khuôn khổ tổ chức ASEAN. Trong lĩnh vực công pháp quốc tế chúng ta cần nghiên cứu về khả năng và cơ chế bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (còn gọi là Hiệp ước Bali 1976) được coi là văn kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện quan niệm ZOPFAN – xây dựng vùng hòa bình, tự do và trung lập. Việc nghiên cứu nội dung của Hiệp định này với 6 nguyên tắc được nêu trong dó, có so sánh, đối chiếu với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nêu trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1970 để thấy rõ sự phù hợp giữa các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam á với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, đồng thời chỉ rõ sự đặc biệt của nguyên tắc của Hiệp ước Bali có tính tới đặc thù của các nước trong khu vực.

Khoa học luật quốc tế Việt Nam cũng cần nghiên cứu, dự báo về phương hướng phát triển của ASEAN, từ chỗ chỉ hạn chế trong lĩnh vực kinh tế, phát triển hợp tác văn hóa, khoa học sang hợp tác về các lĩnh vực chính trị và an ninh(chẳng hạn việc đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác: Diễn đàn khu vực ASEAN – ASEAN Regional Form – ARF, khu vực tự do mậu dịch AFTA…). Một trong những vấn đề mà các nước Đông Nam á quan tâm: vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo thuộc lãnh thổ việt Nam. Nhưng hiện nay là đối tượng tranh chấp của các nước trong khu vực. Khoa học luật quốc tế Việt Nam, theo chúng tôi, cần tập trung nghiên cứu về mặt pháp lý quốc tế, phối hợp với các nhà sử học, khảo cổ học…để làm sáng tỏ chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của Việt Nam đối với hai Quần đảo này, tìm ra giải pháp phù hợp với pháp luật quốc tế, sự thật lịch sử để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta. Những vấn đề của luật biển, luật hàng không dân dụng, vấn đề đấu tranh chống tội pham quốc tế, về Interpol, luật quốc tế bảo vệ quyền con ngườiv.v…cũng đòi hỏi khoa học luật quốc tế ở Việt Nam quan tam nghiên cứu.

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực của Việt Nam ngày càng sâu, rộng. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nắm vững luật chơi của sân chơi quốc tế này. Gia nhập WTO chỉ là điểm khởi đầu cho quá trình hội nhập lâu dài, cho quá trình nền kinh tế Việt Nam gắn kết với nền kinh tế thế giới. Trong hợp tác kinh tế trong phạm vi WTO không thể tránh khỏi những tranh chấp kinh tế. Hiện nay chúng ta còn hiểu biết hạn chế về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của WTO và sẽ càng bỡ ngỡ khi phải thực sự tham gia vào các vụ kiện tại WTO dù chúng ta là nguyên đơn hay bị đơn. Giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của WTO, giữa các chính phủ. Thực tế đứng sau chính phủ là các doanh nghiệp nhưng đối diện trực tiếp với cơ chế giải quyết này là các luật sư-những chuyên gia am hiểu pháp luật thương mại quốc tế. Do vậy việc nghiên cứu và đào tạo đội ngũ chuyên gia này đang được đặt ra như nhiệm vụ cấp thiết của khoa hoc luật quốc tế Việt Nam.

Những vấn đề thực thi cam kết gia nhập WTO cảu Việt Nam cũng đặt ra trước các nhà nghiên cứu luật quốc tế của Việt Nam những nhiệm vụ lớn. Đó là việc nghiên cứu ván đề thực thi các cam kết về lĩnh vực thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và sở hữu trí tuệ.

Trong lĩnh vực chuyên ngành Tư pháp quốc tế cũng có nhiều vấn đề cấp bách, cần có sự lỗ lực của các chuyên gia nghiên cứu về tư pháp quốc tế của Việt Nam. Về mặt lý luận theo quan điểm của chúng tôi, cần thiết tiếp tục nghiên cứu về những khái niệm cơ bản nhất của tư pháp quốc tế. Vấn đề là ở chỗ, bản thân khái niệm tư pháp quốc tế vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Hiện có hai quan điểm ở các nước trên thế giới về ngành khoa học này. Phải chăng “Công pháp” và “Tư pháp” là những khái niệm xuất phát từ hệ thống pháp luật châu Âu lục địa khi người ta phân hệ thống pháp luật của mỗi nước thành “luật công” và “luật tư” và trên cơ sở đó pháp luật quốc tế cũng mặc nhiên được phân thành “Công pháp quốc tế” và ‘Tư pháp quốc tế”. Bản thân vấn đề chủ thể, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của “Công pháp quốc tế”, và “Tư pháp quốc tế” cũng đã chững minh cho giả thuyết trên. Các nước theo hệ thống phápháp luật uật Anh – Mỹ (Com mon Law) hầu như không dùng khái niệm “Tư pháp quốc tế” , mà dùng khái niệm “Xung đột pháp luật” (Conflict of laws) để nghiên cứu nội dung của “Tư pháp quốc tế”. Quan niệm thứ hai cho rằng “Tư pháp quốc tế” chính là pháp luật dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) điều chỉnh các quan hệ có nhan tố nước ngoài. Có thể nói hai quan niệm trên về cơ bản không có gì khác nhau, song vấn đề là ở chỗ có nên tiếp tục truyền thống coi luật quốc tế gồm hai bộ phận là “Công pháp quốc tế”, và “Tư pháp quốc tế”? Tuy nhiên, vấn đề lý luận nêu trên không phải là cấp thiết nhất hiện nay. Trước mắt, theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề cấp thiết đặt ra trước các chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp quốc tế ở nước ta là nghiên cứu sâu sắc toàn diện giúp cho việc áp dụng phần thứ VII của Bộ luật Dân sự của nước ta về điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây chính là quy định về giải quyết xung đột pháp luật. Trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự không ít ý kiến cho rằng nên tách phần này ra ra để xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế. Vấn đề này cũng cần phải được nghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng. Chẳng hạn, vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nươc thứ hai thì việc xác định luật vật chất của nước đó theo cơ chế nào, cách thức như thế nào để luật áp dụng là luật hiện hành, chính xác và đầy đủ.

Hiện nay có tình trạng pháp luật của nước ngoài khi được áp dụng trong hoạt động xét xử của toà án của chúng ta lại do đương sự (nguyên đơn hoặc bị đơn) là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài cung cấp. Vật bằng các nào để chứng minh cho độ tin cậy của các văn bản đó (không loại trừ khả năng các văn bản pháp luật được cung cấp đã hết hiệu lự đối với Nhà nước đó nhưng nội dung có lợi cho bên nước ngoài). Đối với các điều ước quốc tế cũng vậy. Bản thân các cơ quan áp dụng pháp luật của các nước ta hiện rất khó khăn trong việc tìm hiểu đầy đủ về các điều ước quốc tế mà chúng ta có thể tham gia để có thể biết điều ướcđó quy định áp dụng pháp luật Việt Nam hay áp dụng pháp luật pháp luật nước ngoài đối với việc giải quyết các tranh chấp cụ thể. Ngay khái niệm “hậu quả của việc áp dụng” tập quán quốc tế (trong trường hợp không có quy định trong pháp luật nước ta và điều ước quốc tế mà chúng ta ký kết hoặc tham gia) không tráI với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng cần phải được nghiên cứu. Ai có thẩm quyền xác định vấn đề này? toà án hay cơ quan có thẩm quyền nào khác? Vấn đề “tập quán quán quốc tế” trong lĩnh vực tư pháp quốc tế cũng không phải là vấn đề dễ dàng xác định. Ngoài ra, các điều ước tiếp theo của phần thư VII Bộ luật dân sự  cũng là những vấn đề cấp thiết cần được nghên cứu để những quy định trong đó thực sự được áp dụng và áp dụng có hiệu quả trong điều kiện hiện nay khi các yếu tố nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều trong điều kiện hiện nay khi các yếu tố nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều trong các quan hệ pháp luật ở nước ta. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, vấn đề đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần phảI được nghiên cứu toàn diện. Có thể thấy, đây là vấn đề của ngành luật kinh tế cũng là đối tượng nghiên cứu của tư pháp quốc tế. Khoa học tư pháp quốc tế của Việt Nam, có thể nói, chưa phát triển, chưa đáp ứng đươc những đòi hỏi hỏi bứ xúc của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. Chúng ta cần phảI nghiên cứu có sự nỗ lực chung, tập hợp các huyên gia trong lĩnh vực này để cùng nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cấp bách đó.​