•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Giới thiệu Viện Nhà nước và Pháp luật

21/11/2012

Viện Nhà nước và Pháp luật đã trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển. Bốn mươi lăm năm - đó là cả một chặng đường dài không ngừng phấn đầu và trưởng thành về mọi mặt của tập thể cán bộ, viên chức, công chức Viện Nhà nước và Pháp luật.

Quá trình xây dựng và trưởng thành của Viện Nhà nước và Pháp luật trải qua bốn thời kỳ cơ bản:
       - Thời kỳ 1959 - 1967: Tháng 8 năm 1959, Tổ Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước - tiền thân của Viện Nhà nước và Pháp luật, được thành lập.  
      - Thời kỳ 1967 - 1986: Ngày 31/07/1969, trên cơ sở Tổ Luật học, Viện Luật học - một trong 5 viện thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, được thành lập theo Nghị định số 117/CP của Hội đồng Chính phủ.  
      - Thời kỳ 1986 - 2004: Ngày 13/05/1986, theo Nghị định số 64/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Viện Luật học được đổi tên thành Viện Nhà nước và Pháp luật trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia.  
      - Thời kỳ 2004 đến nay: Ngày 15/01/2004, theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Viện Nhà nước và Pháp luật trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Nhà nước và Pháp luật

01/11/2021

Chức năng

Viện Nhà nước và Pháp luật thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về xây dựng và phát triển Nhà nước và pháp luật; tham gia đào tạo, bồi dưỡng tri thức và phát triển nguồn nhân lực về luật học; thực hiện hoạt động bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức và bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội;  thực hiện tư vấn chính sách, tư vấn pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của xã hội.

 

Nhiệm vụ và quyền hạn

  • Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kế hoạch dài hạn, 3 năm và hằng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
  • Nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam và thế giới; lý luận về nhà nước và pháp luật; chính sách pháp luật; triết học pháp luật; xã hội học pháp luật; tâm lý học pháp luật; nhà nước học và luật học so sánh.
  • Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước, hệ thống chính trị và hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam; hệ thống pháp luật và cải cách hệ thống pháp luật của Việt Nam.
  • Kết hợp nghiên cứu với tham gia đào tạo đại học, sau đại học, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức theo sự phân công của Viện Hàn lâm và đề nghị của các tổ chức, cơ quan khác ở trong nước và nước ngoài.
  • Tham gia góp ý, phản biện khoa học các dự thảo văn bản pháp luật, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo sự phân công, ủy quyền của Chủ tịch Viện Hàn lâm và yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương.
  • Tổ chức tư vấn khoa học và cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện.
  • Trao đổi học thuật, hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học trong nước và quốc tế tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tham gia đào tạo và ứng dụng khoa học; tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
  • Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định; quản lý tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến tri thức khoa học và các kết quả nghiên cứu khoa học về nhà nước và pháp luật.
  • Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, nhân sự theo vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp; quản lý tài chính, tài sản của Viện theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn lâm.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân cấp, phân công, ủy quyền của Chủ tịch Viện Hàn lâm.  

Kết quả nghiên cứu, đào tạo và định hướng chính hiện nay của Viện Nhà nước và Pháp luật (25/10/2010)

Năm 1967, Viện Nhà nước và Pháp luật được chính thức thành lập với tên gọi là Viện Luật học mà tiền thân là Tổ Luật thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước, thành lập năm 1959. Từ đó đến nay, Viện Nhà nước và Pháp luật đã từng bước trưởng thành và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của khoa học về Nhà nước và pháp luật cũng như của thực tiễn xây dựng và phát triển Nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Phòng Luật Quốc tế (07/08/2009)

Khoa học luật quốc tế của Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển cùng với sự phát triển cách mạng Việt Nam – qua các giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc. Có thể nới các văn kiện quan trọng cua Đảng và Nhà nước ta, những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước qua các giai đoạn đã chỉ ra nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về luật quốc tế ngày càng được bổ sung và được đào tạo cơ bản.

Phòng Lý luận và Xã hội học pháp luật (10/11/2008)

Lý luận về pháp luật, xã hội học pháp luật trong hệ thống các hướng nghiên cứu của Viện Nhà nước và pháp luật

Phòng Lịch sử Nhà nước và Pháp luật (10/11/2008)

Thành tựu trong hoạt động nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật trong 40 năm xây dựng và phát triển. Nghiên cứu Lịch sử Nhà nước và pháp luật là một trong những định hướng cơ bản của Viện Nhà nước và pháp luật ngay từ những ngày đầu thành lập.Trải qua 40 năm, những thành công trong nghiên cứu lĩnh vực Lịch sử Nhà nước và pháp luật đã góp phần quan trọng vào sự lớn mạnh không ngừng của Viện Nhà nước và pháp luật và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học Lịch sử Nhà nước và pháp luật với tính cách là một khoa học pháp lý độc lập.