•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam hiện nay”

09/04/2014
Chiều ngày 31/3/2014, tại Hội trường, Viện Nhà nước và Pháp luật đã tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam hiện nay”. Đây là hoạt động khoa học thuộc Đề tài cấp Bộ “Đánh giá thực trạng vi phạm quyền con người trong lĩnh vực lao động và định hướng hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam hiện nay”. TS. Phạm Thị Thúy Nga là Chủ nhiệm Đề tài.
Các thành viên Đề tài và các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu của Viện Nhà nước và pháp luật và Đại học Luật Hà Nội đã đến dự vào trao đổi tại Hội thảo.
 
Hội thảo đã nghe và thảo luận về 7 báo cáo:
- Nhận thức chung về quyền con người trong lao động và cơ chế quốc tế bảo vệ các quyền này;
- Đánh giá thực trang vi phạm quyền con người trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam;
- Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động thông qua Tòa án;
- Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động thông qua Trọng tài và Thanh tra;
- Cơ chế ba bên trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động;
- Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế: những yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động hiện nay;
- Xây dựng cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam hiện nay – kinh ngiệm ở một số nước.
 
Mở đầu Hội thảo, TS. Phạm Thị Thúy Nga giới thiệu tổng quan về mục tiêu của đề tài và những vấn đề nghiên cứu chính của các thành viên tham gia. Về mặt lý luận, TS. Nga cho biết, các thành viên đề tài thống nhất áp dụng phương nghiên cứu theo chủ nghĩa thực chứng trong việc thực hiện đề tài này. 
 
Trong bài tham luận của mình, ThS. Đinh Thế Hưng đưa ra 5 tiêu chí để đánh giá thực trạng vi phạm quyền con người trong lĩnh vực lao động:
- Thể chế hóa quyền con người trong lĩnh vực lao động;
- Hệ thống các thiết chế đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực lao động;
- Bảo đảm thực hiện quyền con người trong lĩnh vực lao động;
- Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động;
- Mức độ tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực lao động.
 
Dựa trên 5 tiêu chí này, ThS. Đinh Thế Hưng đi vào phân tích chi tiết về các quyền cơ bản của người lao động, đó là: quyền có việc làm; quyền có mức lương hợp lý; quyền tự do công đoàn và quyền đình công. 
 
Chủ thể vi phạm quyền con người trong lĩnh vực lao động phần lớn là người sử dụng lao động, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là các chủ doanh nghiệp. Nhà nước phải là chủ thể chính để bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động. Để thực hiện hiệu quả vấn đề này, Nhà nước cần xây dựng thể chế, chính sách rõ ràng, cụ thể và mang tính pháp lý cao để các chủ thể khác tuân theo và thực hiện. 
 
Hội thảo cũng đã lắng nghe ThS. Chu Thị Thanh An giới thiệu về cách thức xây dựng và áp dụng cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động tại 2 nước có nền kinh tế phát triển là Anh và Đức, từ đó có thể chỉ ra những gợi ý cho Việt Nam.

Các tin cùng chuyên mục: