•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Hội thảo triển khai đề tài nhánh thứ 7 của Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phù hợp tình hình mới”

01/11/2011
Đây là hội thảo thuộc đề tài nhánh thứ bảy: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới”, do PGS.TS Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, làm chủ nhiệm, được tổ chức vào ngày 27/10/2011, tại trụ sở 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội.
Chương trình hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ: Bộ Nội vụ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội,…

TS. Vũ Hồng Anh, Thư ký khoa học của Đề tài cấp Nhà nước và PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Chủ nhiệm đề tài nhánh, đồng chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, Ban chủ nhiệm đề tài đưa ra danh sách 35 chuyên đề được chia thành 5 phần, đó là:
    -    Cơ sở lý luận và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người và quyền cơ bản của công dân trong Nhà nước pháp quyền
    -    Hệ thống hóa, phân tích các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng về quyền con người, quyền công dân và việc thể chế hóa trong Hiến pháp
    -    Nội dung các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 1992
    -    Xây dựng luận cứ khoa học về tính cấp thiết, quan điểm chỉ đạo và kiến nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ kinh tế trong Hiến pháp năm 1992
    -    Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.


Các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về nội dung nghiên cứu này của đề tài. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Động, chúng ta nên cơ cấu, sắp xếp các chuyên đề theo 2 hướng cơ bản: Lý luận và thực tiễn về quyền con người của công dân; Lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ cơ bản của công dân. PGS.TS. Trần Đình Hảo cho rằng, cần tiếp cận và nhận diện theo hai vấn đề, đó là:
    -    Khẳng định và xác định rõ những điều nào trong Chương 5 Hiến pháp cần được giữ lại vì còn nguyên giá trị;
    -    Xác định những quyền nào cần được bổ sung hay phải sửa đổi trong Hiến pháp.   

Trao đổi tại hội thảo, PGS.TS. Vũ Thư nhấn mạnh quyền con người là chương rất quan trọng trong Hiến pháp. Chúng ta cần nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ nhân quyền nhưng phải bám sát với Hiến pháp.

Phát biểu tổng kết hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Như Phát khẳng định Ban chủ nhiệm đề tài xin tiếp thu các ý kiến và sẽ chỉnh sửa cơ cấu các chuyên đề sao cho hợp lý và khoa học. Chủ nhiệm Đề tài yêu cầu các thành viên đề tài cần bám sát vào tiến độ công tác của Ban soạn thảo và Ban biên tập để có những sản phẩm, báo cáo phục vụ kịp thời.

Các tin cùng chuyên mục: