•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Xây dựng đề cương biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội

22/03/2011
Ngày 7 tháng 3 năm 2011, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ số 2: Xây dựng đề cương biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội (thuộc đề án 928) do GS.TS. Võ Khánh Vinh làm chủ nhiệm, Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì thực hiện.
 
 

Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ gồm các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Hội đồng do GS.TS. Đỗ Hoài Nam làm Chủ tịch.

Trình bày tại buổi nghiệm thu GS.TS. Võ Khánh Vinh đã nêu 7 lý do để nhiệm vụ được tiến hành nghiên cứu đó là:

    - Chúng ta chưa có chương trình biên soạn tổng thể và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội;

    - Đối với công tác nghiên cứu khoa học, viên biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội một mặt là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, mặt khác lại là quá trình thúc đẩy các quá trình đó;

    - Đối với công tác đào tạo, giảng dạy, việc biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội sẽ đóng vai trò cơ sở, nền tảng để xây dựng những tài liệu có tính chất giáo trình, là công cụ để phục vụ quá trình giảng dạy, nghiên cứu học tập, bên cạnh đó có chức năng cung cấp một nền tảng tri thức có tính chất hệ thống, có sự định hướng về nội dung, tư tưởng;

    - Việc xây dựng được một hệ thống đồ sộ các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội đối với nhiều nước trên thế giới có thể được xem như là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của nền khoa học xã hội ở nước đó và sự phát triển đồng bộ và hợp lý về khoa học xã hội của Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm nhìn này;

    - Việc biên soạn và xuất bản các công trình khoa học xã hội sẽ góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế;

    - Quá trình biên soạn và xuất bản các công trình khoa học trọng điểm cũng đồng thời là quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng biên soạn và xuất bản của chínhh các nhà khoa học, các cán bộ tham gia vào quá trình biên soạn và xuất bản

    - Và cuối cùng việc biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần khắc phục tình trạng biên soạn và xuất bản tràn lan theo kiểu “trăm hoa đua nở” như hiện nay.

Với tất cả các lý do trên nhiệm vụ được thực hiện sẽ có tính chất nền tảng về cơ sở lý luận, phương pháp luận, có tính chất định hướng lớn trong nghiên cứu, tư vấn chính sách để phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học trong thời gian tới vì vậy việc thực hiện nhiệm vụ là một nhu cầu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.

Mục tiêu mà nhiệm vụ hướng tới cụ thể như sau:

    Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, phựơng pháp luận cho việc biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội trong dó bao gồm cả việc xác định các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xẫ hội cần triển khai biên soạn;

    Hai là, xây dựng hệ quan điểm mang tính tổng thể, hệ thống cho việc biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội (bao gồm cả những vấn đề như kế hoạch, lộ trình, tổ chức thực hiện...);

    Ba là, xây dựng các tiêu chí của một công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội ( bao gồm tiêu chí về nội dung, hình thức, quy mô...);

    Bốn là, đưa ra một danh sách bao gồm các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội cần được biên soạn và xuất bản trong thời gian tới đồng thời căn cứ vào cơ sở lý luận, phương pháp luận, các quan điểm tổng thể để xây dựng các đề cương cụ thể của các công trình đó.

Nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ được trình bày trong 3 phần.

    Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng đề cương biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội, được thể hiện trong 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng đề cương biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội;

    Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng đề cương biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội.

    Chương 3: Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội.

    Phần 2: Quan điểm tổng thể của việc biên soạn và xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội.

    Phần 3: Xây dựng đề cương cụ thể của một số công trình trọng điểm quốc gia về khoa học xã hội cần biên soạn.

Đề tài được Hội đồng thống nhất xếp loại khá.

(Nguồn: http://www.vass.gov.vn)

 

Các tin cùng chuyên mục: