•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Bàn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc thẩm quyền áp dụng của Trọng tài thương mại (10/06/2014)

Một trong số các ưu điểm vượt trội và được đánh giá rất cao của Luật Trọng tài thương mại 2010 so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 là việc cho phép Hội đồng trọng tài cũng có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời và chính thức có hiệu lực cho đến nay, gần như không có một quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được ban hành bởi Trọng tài thương mại[1] mà tuyệt đại đa số các vụ việc tranh chấp, nếu có nhu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đều vẫn phải nhờ Tòa án can thiệp ra quyết định như trước đây. Điều này cho thấy quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng trọng tài ban hành còn khá nhiều hạn chế, bất cập và đặc biệt là xa rời thực tiễn áp dụng.

Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Thực tế, không gián đoạn, hòa bình và minh bạch (06/06/2014)

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được các triều đại phong kiến Việt Nam thực thi từ rất sớm. Có tài liệu nói từ thế kỷ XV. Nhưng rõ nhất là từ đầu thế kỷ XVII đến tận năm 1932, khi Pháp chính thức tuyên bố kế thừa và tiếp tục chủ quyền tại hai quần đảo này, các triều đại phong kiến Việt Nam đều đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền thực tế đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (04/09/2013)

Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Bộ Tư pháp được coi là “người gác cửa“ về mặt pháp lý, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều VB thiếu tính khả thi được ban hành đang gây bức xúc trong dư luận xã hội thì vai trò thẩm định ngày càng được đề cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho biết công tác này gặp những khó khăn nhất định.

Dự thảo Luật Việc làm: Cần cụ thể hóa chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm (07/08/2013)

Tại Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII, Chính phủ đã trình QH dự án Luật Việt làm. Đây là một đạo luật chuyên ngành, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc làm. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề việc làm thì việc cụ thể hóa các chính sách về hỗ trợ việc làm trong dự thảo Luật Việc làm là điều rất cần thiết. Đây cũng là một trong những nội dung được đưa ra tại Hội thảo Tham vấn về dự án Luật Việc làm vừa được Ủy ban Về các vấn đề xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức.

Pháp luật hình sự còn “trống“ nhiều quy định (23/07/2013)

Đây là nhận định của nhiều đại biểu tham dự hội thảo “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức vào hôm qua, 22/7/2013. Những “khoảng trống” này đang được nghiên cứu để có thể “lấp đầy” trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS tới đây.

Con người chính là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính (15/07/2013)

Tại Hội thảo khoa học "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng phương thức giải quyết khiếu nại hành chính (KNHC)", do Viện Khoa học Thanh tra phối hợp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) tại Việt Nam tổ chức ngày 5/7/2013, nhiều ý kiến cho rằng thủ tục hành chính để bảo đảm thực hiện quyền KNHC của công dân vẫn còn hạn chế.

Cân nhắc khi sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ (10/07/2013)

Pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) sau một thời gian đi vào cuộc sống đã phát sinh nhiều hạn chế, vướng mắc đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định bảo đảm tính minh bạch, khả thi vừa phù hợp hơn với thực tiễn ở Việt Nam vừa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Song, không ít chuyên gia cho rằng việc sửa đổi một số điều khoản quan trọng cần được nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng.

Cần đổi mới cách quản lý hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (10/07/2013)

Ngoài một chương quy định về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Chương X) tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, thì vấn đề này còn được điều chỉnh tại 2 nghị định, 2 thông tư liên tịch và nhiều văn bản QPPL liên quan khác... Tuy nhiên, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã nảy sinh những vấn đề ngoài sự mong muốn của các nhà làm luật, cũng như cơ quan quản lý.