UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi): Phải tạo động lực cho cả người lao động và người sử dụng lao động
(10/10/2011)
Công đoàn là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Song, tổ chức này cũng phải có trách nhiệm giáo dục, động viên công đoàn viên chấp hành đúng kỷ luật lao động, có sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp mới ủng hộ công đoàn và công đoàn mới có điều kiện thực hiện được vai trò đại diện của mình. Cho ý kiến về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Phiên họp thứ Ba, UBTVQH cho rằng, việc sửa đổi luật phải tạo động lực cho cả người lao động và người sử dụng lao động...
Cần phân định rõ thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
(07/10/2011)
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm khi thi hành công vụ, trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi thi hành công vụ gây ra, đó là đang tồn tại nhiều cơ chế thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chưa phân định rạch ròi thẩm quyền giải quyết trong các cơ chế đó.
Luật Phá sản nhiều bất cập
(06/09/2011)
Luật Phá sản được Quốc hội thông qua ngày 15.6.2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.10.2004 và thay thế Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết hậu quả khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, Luật Phá sản đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, làm cho việc giải quyết phá sản gặp nhiều khó khăn, gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp.