•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Đề xuất cơ chế xử phạt vi phạm giao thông đặc thù cho các thành phố lớn (04/11/2011)

Dự luật xử lý vi phạm hành chính được trình lên Quốc hội chiều 3/11 đã đề xuất cơ chế xử phạt đặc thù đối với các thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng: mức phạt tiền trong lĩnh vực giao thông, môi trường và trật tự quản lý đô thị ở khu vực nội thành của các thành phố này có thể gấp 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm.

Góp ý về Báo cáo định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư (04/11/2011)

Thực hiện sự phân công của Chính phủ về cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và các dự án luật, pháp lệnh được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội, Bộ Tư pháp đang phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2006; để chuẩn bị cho việc xây dựng Dự thảo Luật, ngày 26/10/2011, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến góp ý về Báo cáo định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.

Tránh khiếu nại phức tạp nhưng không vì thế mà làm hạn chế quyền khiếu nại của công dân (26/10/2011)

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại xảy ra ở tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước và xã hội. Mỗi lĩnh vực lại có đặc thù riêng nên trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại ở mỗi lĩnh vực khác nhau, ở các loại hình cơ quan, tổ chức khác nhau. Do đó, Luật khiếu nại không thể quy định cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho tất cả lĩnh vực, tất cả các loại hình cơ quan, tổ chức khác nhau. Và Luật chỉ điều chỉnh với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan.

Việc nâng Pháp lệnh lên thành Luật phản ánh nhu cầu đương đại và nhận thức về quá khứ (26/10/2011)

Thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ, các ĐBQH cho rằng, việc nâng Pháp lệnh Lưu trữ lên thành Luật phản ánh nhu cầu đời sống xã hội, nhu cầu đương đại và nhu cầu nhận thức về quá khứ. Đối với đương đại, xã hội càng sống theo pháp luật thì công tác lưu trữ càng quan trọng. Đối với nhu cầu nhận thức về quá khứ, với bề dày lịch sử của quốc gia, dân tộc và của chính thể của chúng ta thì lưu trữ là cơ sở để nhận thức những bài học lịch sử, những quy luật lịch sử.

ĐBQH đề xuất xây dựng Luật thì dễ, làm sẽ khó (18/10/2011)

Lâu nay, việc đề xuất đưa các dự án luật vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội chỉ được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức. Do đó, việc đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (Long An) và Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) tự đề xuất xây dựng luật được coi là “hiện tượng”. Tuy nhiên, đề xuất này không được chấp nhận bởi dù là ai thì cũng phải theo một quy trình nhất định.

Sửa hay giữ tên gọi Luật Kinh doanh Bất động sản? (17/10/2011)

Trước những biến đổi của thực tiễn xã hội, Luật Kinh doanh bất động sản (KDBĐS) 2006 sau hơn 5 năm thực thi đã bộc lộ không ít bất cập. Tại Hội thảo Hoàn thiện Báo cáo rà soát Luật Đất đai, Luật KDBĐS vừa qua, một số chuyên gia khuyến nghị rằng cần thiết phải sửa đổi tên gọi của luật thành Luật Bất động sản, mở rộng thêm một số nội dung cho phù hợp và thống nhất với Bộ luật dân sự (BLDS).

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi): Phải tạo động lực cho cả người lao động và người sử dụng lao động (10/10/2011)

Công đoàn là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Song, tổ chức này cũng phải có trách nhiệm giáo dục, động viên công đoàn viên chấp hành đúng kỷ luật lao động, có sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp mới ủng hộ công đoàn và công đoàn mới có điều kiện thực hiện được vai trò đại diện của mình. Cho ý kiến về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Phiên họp thứ Ba, UBTVQH cho rằng, việc sửa đổi luật phải tạo động lực cho cả người lao động và người sử dụng lao động...

Cần phân định rõ thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (07/10/2011)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm khi thi hành công vụ, trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi thi hành công vụ gây ra, đó là đang tồn tại nhiều cơ chế thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chưa phân định rạch ròi thẩm quyền giải quyết trong các cơ chế đó.