•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Giới thiệu Danh mục bài tạp chí chuyên ngành luật hình sự (Phần 1)

17/08/2016
Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật trân trọng giới thiệu danh mục bài tạp chí chuyên ngành luật hình sự. Độc giả quan tâm muốn tìm hiểu nội dung, xin gửi yêu cầu qua email: thuvien@isl.gov.vn hoặc đến trực tiếp phòng 107, số 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Điện thoại: 04.3971 3334. Hân hạnh được phục vụ!
  1. Những dạng hành vi của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý / Trần Đức Thìn // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 10/2002, 

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Tệ nạn xã hội, Ma tuý

Tóm tắt : Bài viết nhằm mục đích làm sáng tỏ các dạng hành vi của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý : -1/Các hành vi của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. -2/Sự khác biệt của các hành vi của tội tổ chức sử dụng trái phép ma tuý với một số hành vi của các tội phạm khác về ma tuý.

 

  1. Phương pháp nghiên cứu nhân thân người thực hiện hành vi tệ nạn xã hội / Nguyễn Mạnh Kháng // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 12/2002, tr 60-67

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Tệ nạn xã hội

Tóm tắt : Tệ nạn xã hội (hiểu 1 cách chung nhất)là tổng hợp các hành vi lệch chuẩn, trái với đạo đức xã hội, mang tính phổ biến và bị dư luận xã hội lên án. Tác giả đi sâu phân tích phương pháp nghiên cứu nhân thân người thực hiện hành vi tệ nạn xã hội : những người thực hiện hành vi tệ nạn xã hội có những đặc điểm gì ? Tại sao họ lại thực hiện hành vi đó ? Nguyên nhân, điều kiện và quá trình hình thành động cơ, ý thức thực hiện các hành vi tệ nạn xã hội ? Các giải pháp khắc phục, hạn chế, loại bỏ các hành vi ấy ? .

 

  1. Quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội / Lê Văn Đệ // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 1/2003, tr 58-62

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Phạm nhiều tội, Hình phạt

Tóm tắt : Tác giả phân tích : Việc quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội trong pháp luật hình sự nước ta từ trước khi có Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có bước tiến rất quan trọng về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự. Tuy nhiên, dưới góc độ hoàn thiện pháp luật hình sự, trong Bộ luật Hình sự cần phải bổ sung thêm điều luật riêng biệt đề cập đến khái niệm của chế định phạm nhiều tội.

 

  1. Các quy định của pháp luật về hoạt động phòng, chống tội xâm hại trẻ em - thực trạng và phương hướng hoàn thiện / Phạm Hồng Hải // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 2/2003, tr 55-61

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Tội xâm hại trẻ em

Tóm tắt : Nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta trong suốt hơn nửa thể kỷ qua, chúng ta thấy 1 điều là chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với việc xử lý các hành vi tội phạm xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em luôn nhất quán và thể hiện tính nghiêm khắc. Tác giả đã phân tích các quy định của pháp luật về hoạt động phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, nêu thực trạng và đưa ra phương hướng hoàn thiện.

 

  1. Hoàn thiện quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm / Phạm Mạnh Hùng // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 2/2003, tr 62-69

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Trách nhiệm hình sự, Chuẩn bị phạm tội, Phạm tội chưa đạt, Đồng phạm

Tóm tắt : Bài viết phân tích các quan điểm khác nhau về cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm. Tác giả đã phân tích những quan điểm hợp lý và đề xuất 1 số phương án thích hợp.

 

  1. Lịch sử luật hình sự Việt Nam từ nguồn gốc đến nhà Trần / Trần Quang Tiệp // Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.- số 11/2002, tr 76-82

Từ khoá : Luật hình sự, Thời Ngô, Thời Đinh, Thời Tiền Lê, Thời Trần

Tóm tắt : Tác giả giới thiệu lịch sử luật hình sự VN từ thời Âu Lạc rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Hoa đến khi giành được độc lập, qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê cho đến nhà Lý, nhà Trần. Trong thời kỳ Bắc thuộc, tuy bị ảnh hưởng bởi luật của Trung Quốc nhưng luật hình sự VN đã có những đặc điểm riêng. Hình luật thời VN phong kiến nhằm bảo vệ các triều đại phong kiến, còn quyền lợi của thần dân hầu như không được quan tâm...

 

  1. Về việc xác định tội danh đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực viễn thông / Mai Thế Bày // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 3/2003, tr 21-25

Từ khoá : Tội phạm, Viễn thông, Bưu chính viễn thông

Tóm tắt : Hành vi vi phạm trong lĩnh vực viễn thông là loại hành vi vi phạm pháp luật với phương thức thủ đoạn phạm tội mới, tinh vi, lợi dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật lắp đặt trạm thu phát sóngvô tuyến điện , trốn tránh sự kiểm soát của ngành Bưu chính viễn thông VN. Bài viết làm sáng tỏ tính chất tội phạm của hành vi lén lút lắp đặt và sử dụng trái phép thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện có sử dụng phổ tần số vô tuyến điện. Trên cơ sở thống nhất nhận thức về việc xác định tội danh và đường lối xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật này.

  1. Xác định mối tương quan cần thiết giữa sự định tính và sự định lượng trong Luật Hình sự Việt Nam / Thạch Thị Bích Hợp // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 3/2003, tr 26-30

Từ khoá : Luật hình sự, Định tính, Định lượng

Tóm tắt : Tác giả phân tích : 1/Quan điểm giai cấp của luật hình sự VN - biểu hiện của sự định tính. 2/Phân loại tội phạm và mối tương quan giữa các yếu tố "lượng và chất". 3/Vai trò của các yếu tố định tính và định lượng trong quá trình phân biệt hành vi là tội phạm với hành vi không phải là tội phạm. 4/Sự định tính và định lượng trong qúa trình xác định các yếu tố tuỳ nghi.

 

  1. Vấn đề phân loại nhân thân người phạm tội trong tội phạm học / Nguyễn Thị Thanh Thuỷ // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 3/2003, tr 31-37

Từ khoá : Tội phạm, Tội phạm học

Tóm tắt : Tác giả phân tích : 1/Cơ sở, căn cứ và ý nghĩa của việc phân loại. 2/Phân loại người phạm tội : Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu nhân khẩu học - xã hội.; Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu pháp lý hình sự.

 

  1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình / Trần Quang Tiệp // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 3/2003, tr 38-43

Từ khoá : Thi hành án, Hình phạt, Tử hình

Tóm tắt : Tác giả đã phân tích , việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt tử hình ở nước ta nên được thực hiện theo hướng bổ sung vào BLTTHS hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc, quy định rõ việc không cho phép thân nhân người bị kết án được nhận thi thể của họ về chôn cất và ba trường hợp có tình tiết đặc biệt cần hoãn thi hành hình phạt tử hình.

 

  1. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật Hình sự Vương quốc Bỉ / Trịnh Quốc Toản // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 3/2003, tr 53-60

Từ khoá : Bỉ, Hoạt động lập pháp, Trách nhiệm hình sự, Pháp nhân

Tóm tắt : ở VN, trách nhiệm hình sự của pháp nhân (TNHSCPN)là vấn đề còn rất mới, các nhà luật học chỉ bàn luận đến nó từ khi soạn thảo dự án Bộ luật Hình sự 1999. Để làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn TNHSCPN và góp phần tiếp tục hoàn thiện BLHS, đảm bảo việc xử lý về hình sự công bằng hơn, hiệu quả hơn, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu những kinh nghiệm quý báu của Vương quốc Bỉ trong hoạt động lập pháp hình sự quy định TNHSCPN.

 

  1. Hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật hình sự năm 1999 / Trần Mạnh Đạt // Tạp chí Luật học.- số 5/2002, tr 16-20

Từ khoá : Bộ luật hình sự 1999, Tội phạm, Tội kinh doanh trái phép, Hình phạt, Kinh doanh trái phép

Tóm tắt : Đến BLHS năm 1999, hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép đã có những đổi mới nhất định. Hình phạt chính thêm hình phạt tiền, hình phạt bổ sung chỉ giữ lại hình phạt tiền. Theo BLHS năm 1999 người phạm tội kinh doanh trái phép có thể bị áp dụng 1 trong 3 hình phạt chính là phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn và một hình phạt bổ sung là hình phạt tiền. Đối với người phạm tội kinh doanh trái phép, toà án chỉ được áp dụng một trong các hình phạt chính đã nêu kèm theo hình phạt chính có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.

 

  1. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam / Trần Thị Quang Vinh // Tạp chí Luật học.- số 5/2002, tr 58-62

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự, Tình tiết giảm nhẹ, Thời Lê, Thời Nguyễn

Tóm tắt : Bài viết giới thiệu quá trình hình thành và hoàn thiện chế định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự phong kiến VN. Biết kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm ông cha cho chúng ta một cách tiếp cận hợp lý trong hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật.

 

  1. Cơ sở của trách nhiệm hình sự / Phạm Mạnh Hùng // Tạp chí Luật học.- số 6/2002, tr 16-21

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự

Tóm tắt : Vấn đề cơ sở của trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề trung tâm của luật hình sự. Giải quyết vấn đề cơ sở của trách nhiệm hình sự không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị- xã hội và là một trong những tiền đề quan trọng để bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng (công minh), nguyên tắc nhân đạo.

 

  1. Các trường hợp "phạm nhiều luật" trong luật hình sự / Nguyễn Ngọc Hoà // Tạp chí Luật học.- số 1/2003, tr 30-34

Từ khoá : Tội phạm, Phạm nhiều luật

Tóm tắt : Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự có thể xảy ra những trường hợp hành vi của chủ thể nhất định đồng thời thoả mãn nhiều điều luật khác nhau quy định về cấu thành tội phạm, quy định về tình tiết định khung hoặc quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Những trường hợp này hiện chưa có tên gọi trong khoa học luật hình sự cũng như luật hình sự VN. Tác giả tạm đặt tên cho các trường hợp này là các trường hợp "phạm nhiều luật", bài viết đã phân tích các trường hợp đó.

 

  1. Về tội phạm có dấu hiệu "có tổ chức" trong luật hình sự / Lê Thị Sơn // Tạp chí Luật học.- số 1/2003, tr 45-49

Từ khoá : Nga, Đức, Pháp, Tội phạm, Tội phạm có tổ chức

Tóm tắt : Tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng quy định các tội phạm có dấu hiệu "có tổ chức" trong BLHS VN hiện hành cùng những nhận thức đúng về yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm có tổ chức ở VN cũng như sự tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp hình sự của 1 số nước trên thế giới về loại tội tổ chức tội phạm là những cơ sở thuyết phục cho phương hướng hoàn thiện quy định của BLHS VN về tội phạm có dấu hiệu "có tổ chức"

 

  1. Vấn đề "tình tiết hình sự" trong Bộ luật hình sự / Nguyễn Văn Hương // Tạp chí Luật học.- số 2/2003, tr 18-23

Từ khoá : Tình tiết hình sự

Tóm tắt : Theo tác giả, trong Bộ luật hình sự, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ( Đ.46)và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Đ. 48)với sự quy định chưa đầy đủ đã có tới 66 tình tiết, chưa kể trong các điều luật về các tội phạm cụ thể còn quy định nhiều tình tiết định khung hình phạt khác nhau. Bài viết phân tích : -Phân loại "tình tiết hình sự". -Vai trò và mối quan hệ của các "tình tiết hình sự". -Phân biệt "tình tiết hình sự" và dấu hiệu pháp lý của tội phạm.

 

  1. Một số biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc "Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" / Phạm Hồng Hải // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 5/2003, tr 68-72

Từ khoá : Xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm

Tóm tắt : "Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của các hình thức tố tụng, nó cũng là một trong những điều kiện bảo đảm hiệu quả của công tác xét xử. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử của các cấp toà án ở nước ta trong thời gian qua đã tồn tại không ít các yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện nguyên tắc nêu trên. Tác giả đã phân tích các yếu tố đó.

 

  1. Tội phạm học so sánh - Một hướng nghiên cứu mới của tội phạm học / Hoàng Xuân Châu // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 7/2003, tr 66-69

Từ khoá : Tội phạm học, Tội phạm

Tóm tắt : Đặc trưng của tội phạm học so sánh là nghiên cứu về "các tội phạm vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và so sánh tội phạm và hệ thống tư pháp hình sự giữa các quốc gia" . Từ đó, có thể gọi tội phạm học so sánh là những nghiên cứu xuyên văn hoá và xuyên quốc gia về tội phạm và kiểm soát tội phạm. Tác giả trình bày nghiên cứu tội phạm học so sánh về mặt lý thuyết và về mặt thực tiễn.

 

  1. Một số ý kiến về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự năm 1999 / Trịnh Tiến Việt, Nguyễn Cửu Đức Bình // Tạp chí Luật học.- số 3/2003, tr 61-66

Từ khoá : Hình phạt, Hình phạt trục xuất

Tóm tắt : Qua nghiên cứu hình phạt trục xuất quy định tại Điều 32 BLHS năm 1999, tác giả rút ra một số điểm mới và những vấn đề cần trao đổi như sau : 1/Về khái niệm hình phạt trục xuất. 2/Về đối tượng bị áp dụng hình phạt trục xuất. 3/Phân biệt hình phạt trục xuất và biện pháp trục xuất với tính chất là chế tài hành chính. 4/Về nghĩa vụ và quyền của người bị trục xuất. 5/Một số vấn đề xung quanh hình phạt trục xuất.

 

  1. Bàn về khái niệm "tội phạm" trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 / Trương Quang Vinh // Tạp chí Luật học.- số 3/2003, tr 67-70

Từ khoá : Bộ luật hình sự 1999, Tội phạm

Tóm tắt : Tội phạm là chế định quan trọng và chủ yếu của luật hình sự. Nhìn một cách tổng quan có thể thấy nội dung khái niệm của tội phạm trong luật hình sự dường như đã được quy định đầy đủ, khoa học và việc nhận thức nội dung này của khái niệm đã có sự thống nhất. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc những đặc điểm cụ thể thuộc nội dung của khái niệm tội phạm cũng như xem xét mối liên hệ giữa chúng thì thấy rằng còn một số điều phải bàn. Tác giả đã phân tích vấn đề đó và đưa ra một số kiến nghị.

 

  1. Vấn đề nhân chứng trong vụ án hình sự / Phạm Văn Tỉnh // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- số 8/2003, tr 42-52

Từ khoá : Người làm chứng, Nhân chứng

Tóm tắt : Qua phân tích về vấn đề nhân chứng trong vụ án hình sự, tác giả đi đến kết luận : Hoàn chỉnh những quy định của Bộ luật TTHS về người làm chứng, cũng như về người tố giác, người báo tin ban đầu về tội phạm theo các giải pháp như đã trình bày là hướng cơ bản thu hút sự hợp tác tích cực của người dân vào việc giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, chính đó cũng là một hướng cơ bản để giải quyết vấn đề tội phạm ẩn khách quan.

 

  1. Rửa tiền - một tội phạm quốc tế điển hình / Vũ Duy Cương // Tạp chí Khoa học pháp lý.- số 5/2002, tr 23-25

ISSN : 0868 - 2828

Từ khoá : Tội phạm, Tội phạm quốc tế, Rửa tiền

Tóm tắt : Cùng với quá trình toàn cầu hoá và sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, hành vi rửa tiền ngày càng lớn về mặt quy mô, đa dạng, tinh vi về cách tiến hành và mang đậm tính quốc tế. Bài viết phân tích : 1/Về khái niệm "Rửa tiền". 2/Tình hình hợp tác quốc tế về chống rửa tiền.

 

  1. Phải coi đây là phòng vệ chính đáng / Trịnh Tiến Việt // Tạp chí Khoa học pháp lý.- số 5/2002, tr 63-65

ISSN : 0868 - 2828

Từ khoá : Phòng vệ chính đáng

Tóm tắt : Thông qua một vụ án cụ thể, tác giả muốn làm sáng tỏ sự thật khách quan trong vụ án này , phân tích cụ thể các khía cạnh pháp lý để thấy rõ được vấn đề phòng vệ chính đáng. Có như vậy mới đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội.

 

  1. Về loại tội phạm có hai hình thức lỗi / Lô Văn Lý // Tạp chí Khoa học pháp lý.- số 6/2002, tr 31-34

Từ khoá : Tội phạm, Tội phạm có 2 hình thức lỗi

Tóm tắt : Tác giả đã phân tích loại tội phạm có 2 hình thức lỗi là loại tội phạm trong đó có sự " kết hợp" đồng thời giữa 2 hình thức lỗi cố ý phạm tội và vô ý phạm tội, đây là một trong những vấn đề phức tạp của luật hình sự. Trong lập pháp thì "tội phạm có 2 hình thức lỗi" là vấn đề còn bỏ ngỏ. Còn trong lý luận và thực tiễn, mặc dù vấn đề này đã được đề cập khá nhiều, song cũng chưa được nhận thức một cách thống nhất, đầy đủ và do đó, còn có không ít những sai lầm trong việc định tội danh cũng như giải quyết một số vấn đề khác có liên quan như áp dụng nguyên tắc xử lý; xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự; xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm...

 

  1. Cơ chế giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam / Trần Thị Quang Vinh // Tạp chí Khoa học pháp lý.- số 7/2002, tr 20-22

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự

Tóm tắt : Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS)là những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội. Để quy định và áp dụng đúng các tình tiết giảm nhẹ TNHS, cần thiết phải làm rõ các tiêu chí xác định chúng trên cơ sở làm sáng tỏ cơ chế giảm nhẹ TNHS. Cơ chế giảm nhẹ TNHS được thể hiện thông qua bài viết này.

 

  1. Từ vụ án Lã Văn Ba - Bàn thêm về điểm k khoản 1 Điều 104 và Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999 / Trịnh Tiến Việt // Tạp chí Khoa học pháp lý.- số 7/2002, tr 62-64

Từ khoá : Tội phạm

Tóm tắt : Tác giả giới thiệu nội dung vụ án cụ thể, qua đó tác giả đưa ra 2 quan điểm khác nhau xung quanh vụ án này, bàn thêm về điểm k khoản 1 Điều 104 và Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999. Đồng thời, tác giả cũng đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi quy định về vấn đề trên cho phù hợp hơn nhằm đảm baỏ xử lý tội phạm và người phạm tội được công bằng, chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật.

 

  1. Chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm và mô hình lý luận của nó trong Pháp luật hình sự Việt Nam / Lê Cảm // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 2/2002, tr 4-8

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tội phạm

Tóm tắt : Bài viết đề cập đến các nội dung sau : -Khái niệm, các dạng và ý nghĩa của các giai đoạn thực hiện tội phạm. -Chuẩn bị phạm tội. -Phạm tội chưa đạt -Vấn đề trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành. -Tội phạm hoàn thành. -Tự ý nửa chừng chấn dứt tội phạm.

 

  1. Xử lý các hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán, đốt pháo trong tình hình mới / Phan Hồng Thuỷ // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 3/2002, tr 27-29

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Bộ luật hình sự 1999, Tội phạm

Tóm tắt : Bài viết đề cập đến việc xử lý các hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán, đốt pháo nổ, pháo do nước ngoài sản xuất theo Bộ Luật hình sự năm 1999. Đồng thời, tác giả phân tích một số điểm cần lưu ý, để tránh việc "hình sự hoá" các quan hệ pháp luật hành chính, khi xử lý các hành vi này theo BLHS năm 1999.

 

  1. Bàn về áp dụng pháp luật để xử lý tội phạm trong lĩnh vực viễn thông / Mai Thế Bày // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 4/2002, tr 11-12

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tội phạm, Bưu chính viễn thông

Tóm tắt : Vài năm trở lại đây, nước ta xuất hiện một loại tội phạm mới, đó là tội phạm trên lĩnh vực bưu chính viễn thông, bọn tội phạm lợi dụng sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã tự ý lắp đặt các thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện và sử dụng trái phép phổ tần số vô tuyến điện nhằm trốn tránh sự kiểm soát của ngành Bưu chính viễn thông với mục đích không thanh toán tiền cước phí bưu điện...Qua theo dõi việc xử lý của các cơ quan chức năng với các vụ việc vi phạm, tác giả rút ra một số quan điểm chủ yếu hiện nay về hướng xử lý tội phạm này.

 

  1. Hiểu thế nào về hành vi không tố giác tội phạm ? / Uông Quang Huy // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 4/2002, tr 40-42

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tội phạm, Không tố giác tội phạm, Luật báo chí

Tóm tắt : Một phóng viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ báo chí đã phỏng vấn, gặp gỡ một nghi can của vụ án giết người. Sau cuộc gặp, phóng viên này đã cung cấp nội dung trao đổi trong cuộc gặp gỡ cho cơ quan điều tra. Và ngay ngày hôm sau, nội dung cuộc gặp gỡ đã được đăng công khai trên mặt báo. ở đó, có chi tiết phóng viên khuyên nghi can ra trình diện cơ quan chức năng để khai báo sự việc. Tuy nhiên, với tất cả những việc làm trách nhiệm ở trên, người phóng viên này lại bị VKSND thành phố đề nghị phải xem xét trách nhiệm hình sự về tội danh "Không tố giác tội phạm". Vậy thế nào là hành vi không tố giác tội phạm và việc làm của phóng viên có dấu hiệu thoả mãn những yếu tố cấu thành tội phạm của tội danh này theo quy định của pháp luật hình sự VN hay không ?

 

  1. Phạm Hồng Cương phạm tội gì / Hồ Lưu // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 5/2002, tr 18

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tội phạm

 

  1. Đảm bảo quyền của người chưa thành niên phạm tội trong tố tụng hình sự / Nguyễn Huy Hoàn // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 6/2002, tr 10-12

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tội phạm, Tội phạm vị thành niên

Tóm tắt : Trong TTHS, bên cạnh việc tuân thủ các trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án chung được quy định trong Bộ luật TTHS thì đối với vụ án có người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng liên quan phải tuân thủ các quy định riêng được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Bài viết đã phân tích : -Về tiêu chuẩn của người tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. -Về việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên. -Sự tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội đối với người chưa thành niên phạm tội. -Về Hội đồng xét xử của người chưa thành niên phạm tội. -Về đảm bảo quyền bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội.

 

  1. Cần có hướng dẫn về tỷ lệ thương tật / Vũ Xuân Hải // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 6/2002, tr 42-43

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tỷ lệ thương tật

Tóm tắt : Qúa trình áp dụng Điều 104 BLHS năm 1999 về bản chất không thay đổi so với Điều 109 BLHS năm 1985 nhưng do có định hướng "Tỷ lệ thương tật..." ngay trong từng khung của điều luật nên có sự khó khăn trong việc xác định tình tiết định khung để xử lý đối với người phạm tội. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn áp dụng Điều 104 và các điều khác trong BLHS có quy định "tỷ lệ thương tật" để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

 

  1. Kết thúc cuộc tranh luận về bài "Bị cáo Lê Văn Tâm có phạm tội không?" // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 6/2002, tr 44-45

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tội phạm, Tệ nạn xã hội, Định tội danh

Tóm tắt : Trong số các bài viết, Toà soạn chọn đăng 2 bài tiêu biểu theo 2 luồng quan điểm của các tác giả Nguyễn Kim Lượng và Vũ Thanh Xuân tại Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/2002. Xét thấy các ý kiến tương đối thống nhất, nội dung trao đổi không phức tạp, bởi vậy, Ban Biên tập có ý kiến cuối cùng để kết thúc cuộc tranh luận này. Bài viết đưa ra 3 quan điểm về việc xác định tội danh của Lê Văn Tâm và đưa ra kết luận.

 

  1. Cần truy tố bà chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Mai Động / Lý Trần Ngọc // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 6/2002, tr 55-56

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự

 

  1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật hình sự / Lê Cảm // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 8/2002, tr 1-5

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Nga, Sở hữu, Sở hữu trí tuệ, Luật hình sự

Tóm tắt : Tác giả đi sâu phân tích những nội dung sau : -Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTrT) bằng pháp luật hình sự (PLHS). -Bảo vệ quyền SHTrT bằng các quy định của PLHS VN trước khi pháp điển hoá lần thứ 2 (năm 1999). -Bảo vệ quyền SHTrT bằng các quy định của PLHS hiện hành. -Tội xâm phạm quyền tác giả. -Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. -Nhóm các tội có liên quan đến việc xâm phạm quyền SHCN. -Thực trạng bảo vệ quyền SHTrT ở nước ta hiện nay và mô hình lý luận để hoàn thiện các quy phạm PLHS về bảo vệ quyền SHTrT trong giai đoạn xây dựng NNPQ và hội nhập của VN. -Nghiên cứu so sánh các quy định của BLHS Liên bang Nga năm 1996 về bảo vệ quyền SHTrT.

 

  1. Mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật Hình sự năm 1999 / Trần Mạnh Đạt // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 8/2002, tr 20-23,54

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Kinh doanh, Kinh doanh trái phép, Bộ luật hình sự 1999, Tội phạm, Tội kinh doanh trái phép,

Tóm tắt : Bài viết đề cập trên phương diện lý thuyết một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm "Mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật Hình sự năm 1999". Theo luật hình sự VN, cũng như các tội phạm khác, mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép có vị trí và ý nghĩa không giống nhau trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là dấu hiệu cơ bản nhất.

 

  1. Hành trình một vụ án tuyên "không phạm tội " / Hoàng Thị Liên // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 8/2002, tr 28-29

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tội phạm, Không phạm tội

Tóm tắt : Hiện nay dư luận xã hội rất quan tâm đến việc điều tra, truy tố, xét xử oan sai. Trên phương tiện thông tin đại chúng cho thấy có một số vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng người phạm tội, làm oan người vô tội, dẫn đến việc kêu kiện của công dân, báo giới phê phán. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều các vụ án do nhận thức đánh giá chứng cứ khác nhau hoặc thiếu chứng cứ chính xác dẫn tới việc phải đình chỉ điều tra hoặc tuyên một người không phạm tội mặc dù hành vi của họ cấu thành tội phạm. Qua một vụ án cụ thể, tác giả đã phân tích rõ vấn đề này.

 

  1. Phạm Văn Công không phải chịu trách nhiệm hình sự / Nguyễn Tiến Đạm // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 8/2002, tr 29-30

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự, Truy tố, Xét xử

Tóm tắt : Qua một vụ án cụ thể, tác giả phân tích các quan điểm khác nhau về việc truy tố, xét xử, về trách nhiệm hình sự và mong được các bạn đồng nghiệp trao đổi trên tạp chí của Ngành.

 

  1. Những vướng mắc trong việc xét xử một vụ tai nạn giao thông / Phương Thảo // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 8/2002, tr 31-34

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Tội phạm, Tai nạn giao thông

Tóm tắt : Qua phân tích một vụ án cụ thể về tai nạn giao thông, tác giả trình bàynhững vướng mắc về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", việc hướng dẫn về thủ tục tố tụng chung của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương để giải quyết những vướng mắc tương tự như vụ án này là đã rõ ràng, để các cơ quan tiến hành tố tụng về vụ án này ở địa phương đó sớm nghiên cứu, bàn bạc thống nhất để đưa vụ án ra xét xử đúng người, đúng tội, đúng chính sách, pháp luật, tránh tình trạng kéo dài vụ án.

 

  1. Về vai trò của các hình phạt chính trong hệ thống hình phạt / Nguyễn Sơn // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 9/2002, tr 12-15

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Hình phạt, Hình phạt chính

Tóm tắt : Hình phạt chính trong pháp luật hình sự VN bao gồm một hệ thống từ hình phạt nhẹ đến hình phạt rất nghiêm khắc tạo khả năng xử lý các hành vi phạm tội trên cơ sở các nguyên tắc chung của luật hình sự cũng như nguyên tắc đặc thù của hình phạt. Bài viết phân tích tính hệ thống của các hình phạt chính.

 

  1. Hợp đồng dân sự hay hành vi phạm tội? / Nguyễn Huy Hùng // Tạp chí Dân chủ và pháp luật.- số 9/2002, tr 30-31

ISSN : 9866 - 7535

Từ khoá : Hợp đồng dân sự, Thi hành án, Tội phạm

Tóm tắt : Thông qua một vụ kiện cụ thể, tác giả muốn phân tích, trong những năm qua các cấp Toà án đã có nhiều cố gắng, xét xử nghiêm minh nhiều đối tượng phạm tội buôn lậu. Nhiều bản án công minh được nhân dân đồng tình, khi đem ra thi hành được chính quyền các cấp ủng hộ, do đó có tác dụng răn đe, giáo dục sâu sắc. Tuy nhiên, đây đó vẫn còn một vài vụ án do cách giải quyết của Toà án chưa thật thuyết phục, gây nhiều tranh cãi, ảnh hưởng không tốt đến việc tổ chức thi hành án.

 

  1. Phòng, chống tệ nạn xã hội - thực trạng và giải pháp / Trần Việt Trung // Tạp chí Quản lý Nhà nước.- Số 06/2003, tr.12-16

ISSN : 0868 - 2828

Từ khoá : Phòng chống tệ nạn xã hội, Ma tuý, Mại dâm

Tóm tắt : Bài viết gồm 3 phần: 1- Tình hình tệ nạn xã hội hiện nay: tệ nạn ma tuý tăng nhanh, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên; tệ nạn mại dâm diễn biến phức tạp, hoạt động trá hình dưới nhiều hình thức. 2- Một số kết quả phòng, chống tệ nạn xã hội: công tác cai nghiện phục hồi từng bước; trong công tác phòng chống mại dâm đã triệt phá được nhiều tổ chức hoạt động mại dâm. 3- Một số phương hướng, giải pháp đẩy mạnh phòng, chống tệ nạn xã hội trong thời gian tới: thực hiện chương trình hành động phòng, chống ma tuý và hống mại dâm giai đoạn 2001-2005; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, tăng cường hoạt động kiểm tra, triệt phá các ổ, nhóm, đường dây buôn bán, chứa chấp mại dâm, ma tuý; đẩy mạnh công tác cai nghiện; xây dựng xã, phường trong sạch, lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.

 

  1. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự / Vũ Trọng Hách // Tạp chí Quản lý Nhà nước.- Số 06/2003, tr.21-25

ISSN : 0868 - 2828

Từ khoá : Quản lý nhà nước, Thi hành án, án hình sự

Tóm tắt : Bài viết đề cập các vấn đề: 1- Thực tiễn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự. 2- Các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự; đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án hình sự; xây dựng bộ máy quản lý tập trung, thống nhất trong lĩnh vực thi hành án hình sự; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý và tổ chức thi hành án hình sự; hoàn thiện chức năng thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về thi hành án hình sự; xây dựng và hoàn thiện lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự.

 

  1. Về một số giải pháp nhằm chống tham nhũng ở nước ngoài / Vũ Vọng // Tạp chí Tổ chức Nhà nước.- Số 04/2003, Tr.29-30

ISSN : 0868 - 3697

Từ khoá : Chống tham nhũng

Tóm tắt : Trong những năm gần đây, tham nhũng đã trở thành một nạn dịch, cản trở sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, là những thách thức nghiêm trọng nhất đến sự phát triển ở nhiều nước. Vì vậy, ở những quốc gia đó đã đề ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn. Bài viết đề cập đến một số nguyên tắc, giải pháp nhằm ngăn chặn sự tham nhũng của 3 giới chức: các quan chức công, các doanh nhân, các nhân viên an ninh và tư pháp.

 

  1. Những xu hướng tham nhũng mới và kinh nghiệm chống tham nhũng ở Trung Quốc / Vũ Vọng // Tạp chí Tổ chức Nhà nước.- Số 07/2003, Tr.34-35

ISSN : 0868 - 3697

Từ khoá : Trung Quốc, Tội phạm, Tham nhũng, Chống tham nhũng

Tóm tắt : Hơn 10 năm trở lại đây, tham nhũng ở Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng cả về quy mô, tính chất và cách thức phạm tội, với 4 xu hướng mới : Số tiền tham ô ngày càng lớn; tham nhũng khi sắp "hạ cánh an toàn"; xu hướng "trẻ hóa" quan tham; tham nhũng có hệ thống và quy mô lớn. Những chủ trương, biện pháp xử lý, ngăn chặn: cương quyết trong việc trừng trị tội phạm tham nhũng; tăng cường công tác giáo dục - biểu dương những gương tốt về liêm khiết; tăng lương cho cán bộ, viên chức.

 

  1. Vấn đề hoàn thiện những quy định về các tội cờ bạc trong Bộ luật Hình sự năm 1999 / Cao Thị Oanh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 01/2003, Tr.14-16

Từ khoá : Tội phạm, Tệ nạn xã hội, Tội cờ bạc

Tóm tắt : Tội đánh bạc được quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 và tội tổ chức đánh bạc, tội gá bạc được quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 1999. Qua nghiên cứu những quy định về các tội cờ bạc và trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, đồng thời dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay, tác giả nêu ra một số ý kiến liên quan đến nội dung hướng dẫn những tình tiết định tội, định khung của Điều 248 và Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 1999.

 

  1. Hành vi khách quan của tội gián điệp trong luật Hình sự Việt Nam / Nguyễn Duy Thuân // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 01/2003, Tr.16-17

Từ khoá : Tội phạm, Tội gián điệp

Tóm tắt : Bài viết đề cập đến tính hợp lý, khoa học về hành vi khách quan của tội gián điệp. Khi tìm hiểu về tội gián điệp cần bàn tới mối quan hệ giữa tội gián điệp và tên gián điệp. Về mặt khách quan của tội gián điệp có một số vấn đề cụ thể cần nghiên cứu trao đổi: - Có nên đưa hành vi phá hoại, gây cơ sở, thám báo vào trong mặt khách quan của cấu thành tội gián điệp hay không ? - Vấn đề đưa hành vi đồng phạm vào trong mặt khách quan của cấu thành tội gián điệp. Để bảo đảm tính khoa học, tính thống nhất trong lập pháp hình sự cần nghiên cứu sửa đổi quy định cuat luật về hành vi trong cấu thành tội gián điệp.

 

  1. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 1999 / Dương Tuyết Miên // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 01/2003, Tr.18-20

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự, Phạm tội

Tóm tắt : Tác giả đưa ra những quan điểm của các nhà khoa học về khái niệm các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Phân tích một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 về quy định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Từ sự phân tích đó, tác giả cho rằng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật Hình sự phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của những người phạm tội. Những tình tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt.