•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Giới thiệu Danh mục bài tạp chí chuyên ngành luật hình sự (Phần 2)

28/10/2016
Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật trân trọng giới thiệu danh mục bài tạp chí chuyên ngành luật hình sự. Độc giả quan tâm muốn tìm hiểu nội dung, xin gửi yêu cầu qua email: thuvien@isl.gov.vn hoặc đến trực tiếp phòng 107, số 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Điện thoại: 04.3971 3334. Danh mục trong tệp đính kèm. Hân hạnh được phục vụ!
  1. Tìm hiểu về các tình tiết tăng nặng của tội kinh doanh trái phép theo Bộ luật Hình sự năm 1999 // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 01/2003, Tr.23-25

Từ khoá : Tội phạm, Kinh doanh trái phép

Tóm tắt : Bài viết phân tích một số điều trong Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tình tiết tăng nặng của tội kinh doanh trái phép. Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội kinh doanh trái phép có 3 khoản: Khoản 1 nêu lên những dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm cơ bản; khoản 2 quy định cấu thành tăng nặng của tội kinh doanh trái phép; khoản 3 quy định về hình phạt bổ sung. Một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự về tội kinh doanh trái phép thì bắt buộc phải có một trong các tình tiết tăng nặng đã nêu ở điều này.

 

  1. Những quan điểm khác nhau khi xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và Nghị quyết 32/1999 Quốc hội 10 // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 01/2003, Tr.26-29

Từ khoá : Tội phạm, Tái phạm

Tóm tắt : Chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 48, Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 1999 và Nghị quyết 32/1999 Quốc hội 10. Bài viết nêu lên những trường hợp được gọi là tái phạm và tái phạm nguy hiểm, phân tích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

 

  1. Về tội chiếm đoạt và tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 / Bùi Quang Thạch // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 02/2003, Tr.28-30

Từ khoá : An ninh quốc phòng, Tội phạm, Quân nhân

Tóm tắt : Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được thiết kế, chế tạo, mua sắm và trang bị cho lực lượng vũ trang để huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu phục vụ cho mục đích quốc phòng và an ninh. Trong quân đội, các tội có liên quan tới vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm. Bài viết đề cập những vướng mắc về nhận thức cũng như về áp dụng pháp luật khi tội phạm diễn ra có cả hành vi chiếm đoạt và huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

 

  1. Một số vấn đề cần lưu ý trong xét xử / Đỗ Văn Chỉnh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 03/2003, Tr.1-3

Từ khoá : Hoạt động xét xử, Tội phạm

Tóm tắt : Để nâng cao chất lượng xét xử và công tác xét xử không mắc các thiếu sót, thông qua công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại. Ban Thanh tra Toà án tối cao nhận thấy một số vấn đề trong xét xử cần lưu ý các toà án khi áp dụng Bộ luật hình sự về thực hiện điều 7 và điều 47 Bộ luật hình sự và điều 212 Bộ luật tố tụng hình sự.

 

  1. Trách nhiệm hình sự đối với các tội về ma tuý theo Bộ luật hình sự năm 1999 / Phạm Minh Tuyên // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 03/2003, Tr.13-15

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự, Tội phạm, Ma tuý

Tóm tắt : Tác giả phân tích, bình luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội về ma tuý được quy định tại Chương XVIII Bộ luật hình sự năm 1999.

 

  1. Tình tiết "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" và vấn đề áp dụng tình tiết này khi xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác / Đinh Văn Quế // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 04/2003, Tr.13-14

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự, Tội phạm, Xâm phạm sức khoẻ

Tóm tắt : Bài viết phân tích điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; đưa ra những quan điểm khác nhau về việc áp dụng khoản nào của điều 104 Bộ luật Hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Bài viết cũng nêu lên khái niệm: cố tật và tiêu chí về "cố tật nhẹ" mà Bộ luật Hình sự quy định để việc áp dụng thống nhất điều 104 Bộ luật Hình sự đối với hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.

 

  1. Phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác xâm phạm tính mạng của con người / Đỗ Đức Hồng Hà // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 04/2003, Tr.14-15

Từ khoá : Tội phạm, Tội giết người, Xâm phạm tính mạng

Tóm tắt : Nội dung bài viết trình bày các tiêu chí để phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác xâm phạm tính mạng của con người qua các vụ án thực tế: 1- Phân biệt tội giết người với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; 2- Phân biệt tội giết người với tội vô ý làm chết người; 3- Phân biệt tội giết người với tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

 

  1. Đồng phạm vaà một số vấn đề về thực tiễn xét xử / Đoàn Văn Hường // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 04/2003, Tr.24-26

Từ khoá : Đồng phạm

Tóm tắt : Qua nghiên cứu về chế định đồng phạm và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung, chế định đồng phạm nói riêng trong hoạt động xét xử các vụ án có đồng phạm, nổi lên một số vấn đề cần được quan tâm và có biện pháp khắc phục. Nội dung bài viết đề cập một số vấn đề còn có nhiều vướng mắc dễ dẫn đến những sai sót, thiếu chính xác trong việc áp dụng chế định đồng phạm và các chế định có liên quan trong Bộ luật Hình sự vào thực tiễn hoạt động xét xử. Từ những nội dung đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị và biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện chế định đồng phạm và việc áp dụng chế định đồng phạm một cách chính xác, thống nhất và đồng bộ trong các giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự.

 

  1. Vấn đề vận dụng các điều kiện cho hưởng án treo trong Bộ luật Hình sự / Trịnh Tiến Việt // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 05/2003, Tr.11-13

Từ khoá : Hình phạt, án treo

Tóm tắt : Bài viết phân tích các điều kiện mà toà án bắt buộc phải tuân thủ khi cho người bị kết án được hươngr án treo: Về mức hình phạt là người bị kết án bị toà án xử phạt từ không quá 3 năm; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; vấn đề xét thấy không cần bắt chấp hành hình phạt tù.

 

  1. Xoá án tích và những vấn đề cần lưu ý / Đỗ Văn Chỉnh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 06/2003, Tr.

Từ khoá : Chính sách hình sự, Xoá án tích

Tóm tắt : Xoá án tích là một nội dung trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, việc xoá án tích đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Trong thực tế có không ít trường hợp xoá án tích đã không thực hiện đúng với quy định của pháp luật hình sự về xoá án tích. Từ thực tế công tác, tác giả tổng hợp vấn đề xoá án tích theo trình tự từng điều luật quy định trong Bộ luật Hình sự và những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng điều luật đó.

 

  1. Tổng hợp hình phạt khi rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà / Nguyễn Minh Tiến // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 07/2003, Tr.1-3

Từ khoá : Hình phạt

Tóm tắt : Chế định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với người phạm tội được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự và theo quy định tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Tố tụng hình sự thì "trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phúc thẩm thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ". Qua thực tiễn áp dụng đã xảy ra nhiều vướng mắc. Tác giả phân tích một số vụ án cụ thể và nêu lên hai quan điểm khác nhau trong việc áp dụng các quy định trên. Từ đó rút ra những ý kiến về việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

 

  1. Một số vấn đề mới về hình phạt tiền quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 1999 / Tiến Việt // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 07/2003, Tr.4-7

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Hình phạt tiền

Tóm tắt : Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về hình phạt tiền được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (Điều 30); đồng thời có so sánh với Bộ luật Hình sự năm 1985 cũng quy định về hình phạt tiền (Điều 23), trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập và lý giải một số điểm mới sửa đổi, bổ sung và đề xuất những vấn đề cần trao đổi xung quanh nội dung trên.

 

  1. Vấn đề lỗi của người bị hại liên quan đến việc xác định tội danh của người phạm tội khi xét xử tội giết người / Trần Linh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 08/2003, Tr.21-23

Từ khoá : Định tội danh, Phạm tội, Tội giết người

Tóm tắt : Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định chi tiết, đầy đủ trong Bộ luật Hình sự năm 1999, phản ánh thực trạng công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử ngày càng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc nhận thức và vận dụng vào những vụ án cụ thể còn có nhiều ý kiến khác nhau, cần được bàn bạc, trao đổi. Bài viết tập trung vào tội giết người và đi sâu vào vấn đề: "Lỗi của người bị hại liên quan đến xác định tội danh đối với người phạm tội", đồng thời đưa ra phân tích một số vụ án cụ thể để bạn đọc nghiên cứu, trao đổi.

 

  1. Các tội tham nhũng và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng / Trần Phàn // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 09/2003, Tr.13-17

Từ khoá : Tội phạm, Tham nhũng

Tóm tắt : Bài viết nghiên cứu 2 vấn đề chính: 1- Khái niệm về tham nhũng: đưa ra khái niệm tham nhũng được quy định trong văn bản pháp luật; quy định về tội tham nhũng trong Bộ luật Hình sự. 2- Dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng: Từ việc nghiên cứu khái niệm tham nhũng, tác giả nêu lên 3 đặc trưng của tham nhũng: một là, tham nhũng là hành vi được thực hiện bởi người có công vụ, quyền hạn. Hai là, động cơ của tham nhũng là vụ lợi. Ba là, hành vi của tham nhũng là hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và hành vi của tham nhũng phải được xử lý theo pháp luật.

 

  1. Quyết định hình phạt đối với người thành niên phạm tội / Trần Văn Dũng // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 10/2003, Tr.2-4

Từ khoá : Hình phạt, Vị thành niên

Tóm tắt : Bài viết nêu lên những căn cứ quyết định hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự; phân tích những căn cứ quyết định hình phạt chung đó và những căn cứ quyết định hình phạt có tính chất đặc thù khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.

 

  1. Thay đổi định tội danh: một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Võ Khánh Vinh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 11/2003, Tr.10-11

Từ khoá : Định tội danh

Tóm tắt : Nội dung bài viết (kỳ I)nghiên cứu về thay đổi định tội danh. Phần một, nêu lên những vấn đề chung về thay đổi định tội danh. Phần hai, đề cập về việc thay đổi định tội danh trong các trường hợ có sự thay đổi của điều luật hình sự.

 

  1. Thay đổi định tội danh: một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Võ Khánh Vinh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 12/2003, Tr.4-8

Từ khoá : Định tội danh

Tóm tắt : (Kỳ II tiếp theo bài đăng trên số 11/2003). Phần này đề cập về việc định tội danh trong trường hợp ó sự thay đổi các tài liệu thực tế của vụ án.

 

  1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự / Lê Đăng Doanh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 12/2003, Tr.15-16

Từ khoá : Hình phạt

Tóm tắt : Bài viết đưa ra những ý kiến trao đổi về điều kiện áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự với một số cấu thành tội phạm đặc biệt mà thực tiễn áp dụng còn vướng mắc: Điều kiện để áp dụng việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt; - Điều kiện để toà án quyết định chuyển sang loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; - Vận dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự như thế nào đối với một số cấu thành tội phạm đặc biệt.

 

  1. Về các điều kiện cho hưởng án treo theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 / Trịnh Tiến Việt // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 9/2003, Tr. 29-36

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Bộ luật hình sự 1999, án treo

Tóm tắt : Trong BLHSVN hiện hành, án treo được hiểu là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Tác giả phân tích, Khoản 1 Điều 60-BLHS 1999 đã quy định cụ thể các điều kiện mà Toà án bắt buộc phải tuân thủ khi cho người bị kết án được hưởng án treo : -Điều kiện thứ nhất để người bị kết án có thể được hưởng án treo là trường hợp người đó bị phạt tù không qúa 3 năm. -Phân tích về nhân thân người phạm tội.

 

  1. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật Hình sự Pháp / Trịnh Quốc Toản // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 11/2003, Tr. 63-72

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : , PhápTrách nhiệm hình sự, Pháp nhân

Tóm tắt : Bài viết bao gồm những nội dung sau : 1/Vài nét về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật Hình sự Pháp trước khi có BLHS 1994. 2/Quá trình xây dựng chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật Hình sự Pháp. 3/Phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân. 4/áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

 

  1. Bàn về tình tiết "có từ hai chất ma tuý trở lên" / Trần Đức Thìn // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 12/2003, Tr. 54-56

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Ma tuý

 

  1. Tội phạm ẩn thống kê / Phạm Văn Tỉnh // Tạp chí Nhà nước và pháp luật.- Số 12/2003, Tr. 57-61

ISSN : 0866 - 7446

Từ khoá : Tội phạm, Tội phạm ẩn

Tóm tắt : Từ khi được nêu xuất cho đến nay, khái niệm "Tội phạm ẩn thống kê" đã được một số tác giả lưu tâm và có ý kiến đóng góp. Thế nhưng, theo tác giả, vấn thấy không có lý do gì để thay đổi quan điểm của mình. Bởi vì, cho đến nay, tội phạm ẩn thống kê vẫn giữ nguyên nội dung thực tế cần được nghiên cứu như một nhược điểm của sự phản ánh tình hình tội phạm ở VN nhằm tìm giải pháp khắc phục. Và về mặt hình thức, "Tội phạm ẩn thống kê" có đầy đủ tiêu chuẩn của một thuật ngữ khoa học (tội phạm học). Bài viết đã phân tích rõ vấn đề này.

 

  1. Những nội dung mới về hình phạt tiền và vấn đề thực tiễn đặt ra / Tiến Việt // Tạp chí Pháp lý.- Số 10/2003, Tr.26-27

Từ khoá : Hình phạt, Hình phạt tiền

Tóm tắt : Trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999, phạt tiền cùng với trục xuất là hai loại hình phạt vừa được quy định là hình phạt chính, vừa được quy định là hình phạt bổ sung. Qua nghiên cứu các quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và năm 1999, bài viết đề cập những nội dung mới và những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với áp dụng và thi hành hình phạt này.

 

  1. Cần giải thích một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999 / Trần Thị Quang Vinh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 1/2004, Tr. 35-38

Từ khoá : Hình phạt tiền

Tóm tắt : Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định khá chặt chẽ điều kiện áp dụng cũng như giới hạn giảm nhẹ hình phạt đối với trường hợp này. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều toà án áp dụng tình tiết giảm nhẹ không đúng đã xử mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Một trong những nguyên nhân của việc áp dụng không đúng pháp luật là do nhận thức khác nhau về một số vấn đề liên quan đến Điều 47 Bộ luật Hình sự. Như vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật đã đặt ra yêu cầu phải giải thích rõ những vấn đề: về điều kiện áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự; về thuật ngữ "khung hình phạt liền kề nhẹ hơn"; về giới hạn áp dụng hình phạt tiền với ý nghĩa là hình phạt thuộc loại nhẹ hơn theo Điều 47 Bộ luật Hình sự.

 

  1. Về việc tổng hợp hình phạt / Đỗ Văn Chỉnh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 1/2004, Tr. 38-39

Từ khoá : Tội phạm, Hình phạt

Tóm tắt : Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm cho thấy có nhiều bị cáo trong một vụ án bị toà án xử phạt về nhiều tội và cũng có nhiều bị cáo phải chấp hành hình hình phạt của nhiều bản án. Việc tổng hợp hình phạt trong các trường hợp này được quy định tại 2 điều luật trong Bộ luật Hình sự. Bằng những ví dụ cụ thể, tác giả phân tích Điều 50, Điều 51 Bộ luật Hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và về tổng hợp hình phạt nhiều bản án.

 

  1. Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích / Đỗ Đức Hồng Hà // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 3/2004, Tr. 7-11

Từ khoá : Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích

Tóm tắt : Bài viết nêu một số ý kiến về việc phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích trong hai trường hợp: Một là, giết người (hoàn thành)với cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người; Hai là, giết người (chưa đạt)với cố ý gây thương tích.

 

  1. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế đấu tranh chống tội xâm phạm trật tự quảnlý kinh tế / Mai Bộ // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 7/2004, Tr.12-20

Từ khoá : Tội phạm kinh tế, Phòng chống tội phạm

Tóm tắt : Phần một bài viết phân tích các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Chương XVI Bộ luật hình sự. Phần hai: Quy định tội phạm và hình phạt đối với từng trường hợp phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và nêu một số ý kiến về sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế đấu tranh chống tội xâm phạm trật tự quảnlý kinh tế.

 

  1. Vấn đề tổng hợp hình phạt tù với hình phạt cải tạo không giam giữ / Đinh Văn Quế // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 7/2004, Tr. 32-34

Từ khoá : Hình phạt

Tóm tắt : Bằng những dẫn chứng cụ thể qua thực tiễn xét xử, tác giả phân tích những quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Bộ luật hình sự về tổng hợp hình phạt khác loại đối với người phạm tội.

 

  1. Vai trò của thực tiễn xét xử trong việc phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam / Lê Cảm // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 11/2004, Tr. 9-13

Từ khoá : Pháp luật hình sự, Xét xử

Tóm tắt : Nội dung bài viết gồm 2 phần cơ bản. Phần một, nêu ý nghĩa khoa học - thực tiễn quan trọng của thực tiễn xét xử trong việc phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự của nước ta. Phần hai, xem xét những vấn đề về thủ tục xét xử liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự.

 

  1. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án / Đinh Văn Quế // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 11/2004, Tr. 19-22

Từ khoá : Hình phạt, Tổng hợp hình phạt

Tóm tắt : Bài viết nêu lên những quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án tại điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng việc đưa ra những ví dụ cụ thể và phân tích từng trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án, tác giả nêu quá trình tiến hành tổng hợp hình phạt của nhiều bản án phải tuỳ trường hợp mà căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và năm 1999.

 

  1. Về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 và một số kiến nghị / Trịnh Tiến Việt // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 13/2004, Tr. 8-10

Từ khoá : Tình tiết giảm nhẹ, Tình tiết tăng nặng, Trách nhiệm hình sự

Tóm tắt : Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời kết hợp với thực tiễn áp dụng, tác giả nêu một số ý kiến về các tình tiết này như: Về một số đổi mới sửa đổi, bổ sung về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự; một số kết luận và kiến nghị về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999.

 

  1. Cần hướng dẫn bổ sung việc áp dụng các quy định về một số tội "xâm phạm sở hữu" / Nguyễn Thanh Hải // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 13/2004, Tr. 10-14

Từ khoá : Tội phạm, Xâm phạm sở hữu

Tóm tắt : Trong một số tội "xâm phạm sở hữu", Bộ luật hình sự năm 1999 đã lấy mức định lượng giá trị tài sản, tiền sự sự hay tiền án về tội chiếm đoạt là tình tiết định tội, định khung hình phạt. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng đã nảy sinh nhiều bất cập. Để thấy rõ sự bất cập đó, bài viết phân tích về tội "trộm cắp tài sản", qua đó đề nghị các cơ quan pháp luật hướng dẫn bổ sung, sửa đổi một số tội "xâm phạm sở hữu" và việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về một số tội "xâm phạm sở hữu" để đảm bảo xử lý các tội này được thống nhất, chính xác.

 

  1. Một số quan điểm khác nhau về định nghĩa và đối tượng tác động của tội giết người / Đỗ Đức Hồng Hà // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 13/2004, Tr. 15-17

Từ khoá : Tội phạm, Tội giết người

Tóm tắt : Bài viết nêu lên và phân tích một số quan điểm khác nhau về định nghĩa và đối tượng tác động của tội giết người, từ đó rút ra một số nhận xét và để khắc phục hạn chế trong các quan điểm, bài viết đưa ra định nghĩa tội giết người với nội dung cụ thể nhaư sau: Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện. Trên cơ sở định nghĩa đó, bài viết cũng nêu lên các trường hợp không phạm tội giết người.

 

  1. Hiệu lực về thời gian của Bộ luật hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn / Đinh Văn Quế // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 14/2004, Tr. 2-10

Từ khoá : Hiệu lực thi hành, Luật hình sự

Tóm tắt : Nội dung bài viết nêu những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985 và phạm vi áp dụng khi có hiệu lực thi hành. Trong thực tiễn xét xử, để truy cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh, hình phạt. Việc xác định hiệu lực của Bộ luật hình sự về tạm giam là vô cùng quan trọng, không phải trường hợp tội phạm nào cũng đều áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 mà có trường hợp phải áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985. Do vậy căn cứ để xác định hiệu lực về thời gian là thời điểm điều luật của Bộ luật hình sự được ban hành có hiệu lực, chứ không phải căn cứ vào ngày ban hành.

 

  1. Phân biệt trách nhiệm hình sự với trách nhiệm pháp lý khác, cơ sở và những điều kiện của trách hình sự / Lê Cảm // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 15/2004, Tr. 4-9

Từ khoá : Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm pháp lý

Tóm tắt : Bài viết gồm 3 phần: 1- Phân biệt trách nhiệm hình sự với trách nhiệm pháp lý. 2- Cơ sở của trách nhiệm hình sự. 3- Những điều kiện của trách nhiệm hình sự

 

  1. Một số vấn đề trong áp dụng pháp luật hình sự / Trần Linh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 15/2004, Tr. 13-15

Từ khoá : Hình phạt, Vị thành niên

Tóm tắt : Điều 47 Bộ luật hình sự quy định: Khi quy định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt phải đảm bảo 2 điều kiện cơ bản sau: + Có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ, ghi tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự; + Phạm vi dưới mức thấp nhất phải nằm trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn. Bài viết nói về quan hệ giữa Điều 47 Bộ luật hình sự với chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Chương X Bộ luật hình sự.

 

  1. Thế nào là phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiệm trọng (Điểm H Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự)/ Lê Đăng Doanh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 15/2004, Tr. 23-25

Từ khoá : Tình tiết giảm nhẹ

Tóm tắt : Bài viết nêu và phân tích 2 quan điểm khác nhau về cách hiểu nội dung Điểm H Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự quy định tình tiết giảm nhẹ "phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng".

 

  1. Xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong các tội chiếm đoạt tài sản có yếu tố: "đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm" / Nguyễn Chí Công // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 15/2004, Tr. 25-27

Từ khoá : Tái phạm, Tội chiếm đoạt tài sản

Tóm tắt : Bằng việc đưa ra và phân tích những ví dụ cụ thể, tác giả bài viết lên trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự còn xảy ra tình trạng hiểu và áp dụng các quy định trong Bộ luật hình sự chưa thống nhất; còn có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, đơn cử là việc xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong các tội chiếm đoạt tài sản có yếu tố: "... đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm...".

 

  1. Những vấn đề cần phải được chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên / Vũ Hồng Thiêm // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 17/2004, Tr. 8-11

Từ khoá : Phạm tội, Vị thành niên

Tóm tắt : Đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, ngoài những vấn đề cần phải chứng minh trong một vụ án hình sự, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án cần phải xác định rõ những tình tiết sau trong quá trình tố tụng: - Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; - Điều kiện sinh sống và giáo dục; - có hay không có người thành niên giúi dục; - Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

 

  1. Áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em - Cơ sở lý luận và thực tiễn / Mai Bộ // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 18/2004, Tr. 2-11

Từ khoá : Hình phạt, Tội giết người, Tội hiếp dâm

Tóm tắt : Nội dung bài viết gồm 2 phần: I- Cơ sở lý luận của việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em. II- Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em.

 

  1. Tội trốn thuế theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 / Nguyễn Tuyết Mai // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 19/2004, Tr. 2-5

Từ khoá : Tội trốn thuế

Tóm tắt : Bài viết nêu những quy định về tội trốn thuế tại Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 và đưa ra những điểm mới của Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 so với Điều 169 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội trốn thuế; những vấn đề cần nhấn mạnh để thống nhất nhận thức và xác định đúng đắn cơ sở pháp lý của tội trốn thuế ở Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999.

 

  1. Một số ý kiến trao đổi về các tội xâm phạm chế độ quản lý và sử dung đất đai / Đào Lệ Thu // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 19/2004, Tr. 7-11

Từ khoá : Tội phạm, Xâm phạm đất đai

Tóm tắt : Bài viết đề cập 2 vấn đề: - Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung những quy định về các tội xâm phạm chế độ quản lý và sử dụng đất đai của nhà nước; - Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cùng với các kiến giải cụ thể cho từng nội dung đó.

 

  1. Hình phạt áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế - Những vướng mắc và giải pháp hoàn thiện / Dương Tuyết Miên // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 19/2004, Tr. 12-14

Từ khoá : Hình phạt, Tội phạm kinh tế

Tóm tắt : Bài viết nêu những quy định trong hệ thống hình phạt nước ta được áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; những vướng mắc khi áp dụng những quy định đó trong thực tế và một số giải pháp hoàn thiện.

 

  1. Một số vấn đề cần được nghiên cứu trao đổi trong các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế / Lê Đăng Doanh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 19/2004, Tr. 18-21

Từ khoá : Tội phạm, Tội phạm kinh tế

Tóm tắt : Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định từ điều 153 đến điều 180 của Bộ luật hình sự năm 1999. Qua công tác nghiên cứu cùng với sự thâm nhập thực tế và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định này còn có những bất cập. Bài viết nêu một số vấn đề cần được giải thích và sửa đổi hoàn thiện: 1- Cần có sự phân biệt tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; 2- Cần phân biệt rõ hàng giả về nội dung với hàng kém chất lượng; 3- Tội lừa dối khách hàng trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay; 4- Cần hoàn thiện tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán nước giả, tem giả.

 

  1. Một số vấn đề về thi hành hình phạt tử hình / Võ Khánh Vinh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 20/2004, Tr. 12-18

Từ khoá : Hình phạt, Tử hình

Tóm tắt : Bài viết phân tích các vấn đề sau: 1- Khái niệm thi hành hình phạt tử hình; 2- Các mối quan hệ thi hành án tử hình và các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thi hành án tử hình; 3- Các quy định của pháp luật thi hành hình phạt tử hình; 4- Thực tiễn áp dụng và thực tiễn thi hành hình phạt tử hình; 5- Vấn đề hoàn thiện các quy định về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình ở nước ta hiện nay.

 

  1. Về phân biệt hai trường hợp đánh bạc / Hoàng Tuấn Trọng // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 21/2004, Tr. 14-15

Từ khoá : Tội đánh bạc, Tệ nạn xã hội

Tóm tắt : Căn cứ vào tiểu mục 62 mục 6 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 hướng dẫn áp dụng một số điều trong Bộ luật hình sự. Theo hướng dẫn trên thì các trường hợp đánh bạc được chia thành 2 trường hợp là "nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau" và "một người đánh bạc với nhiều người". Qua thực tiễn xử lý tội đánh bạc, tác giả nêu lên một số khó khăn khi phân loại tội đánh bạc và đưa ra một số ý kiến trao đổi nhằm thống nhất sự nhận thức và phân loại các trường hợp đánh bạc.

 

  1. Đánh giá chứng cứ từ hành vi khách quan qua một số vụ án cụ thể về tội giết người / Quách Thành Vinh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 21/2004, Tr. 15-17

Từ khoá : Định tội danh, Chứng cứ, Tội giết người

Tóm tắt : Tác giả nêu và phân tích 3 ví dụ cụ thể về tội giết người. Qua đó nhận thấy nhiệm vụ của người áp dụng pháp luật là cần xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại một cách linh hoạt, khoa học và biện chứng các yếu tố cấu thành tội phạm để định tội.

 

  1. Một số vấn đề về tội quảng cáo gian dối theo quy định của Bộ luật hình sự / Trần Văn Dũng // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 22/2004, Tr. 2-6

Từ khoá : Tội phạm, Tội quảng cáo gian dối

Tóm tắt : Bài nghiên cứu gồm 3 phần, với nội dung: 1- Quy định của pháp luật về quảng cáo. 2- Tội quảng cáo gian dối theo quy định của Bộ luật hình sự. 3- Phân biệt tội quảng cáo gian đối với một số tội phạm liên quan.

 

  1. Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học / Đỗ Thị Phượng, Lê Cảm // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 22/2004, Tr. 6-11

Từ khoá : Tư pháp hình sự, Tội phạm, Vị thành niên

Tóm tắt : Phần thứ ba của bài nghiên cứu (tiếp theo kỳ trước số 21/2004)đề cập vấn đề: Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: những khía cạnh tội phạm học. Phạm vi nghiên cứu vấn đề này được tiếp cận theo 3 nhóm: 1- Sự cần thiết phải tách riêng để nghiên cứu một cách độc lập tình trạng phạm tội của người chưa thành niên dưới khía cạnh tội phạm học. 2- Khái niệm, nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam. 3- Các đặc điểm của nhân thân người người phạm tội chưa thành niên.

 

50.      Tội lừa dối khách hàng (Điều 162)trong mối quan hệ với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự)/ Lê Đăng Doanh // Tạp chí Toà án nhân dân.- Số 22/2004, Tr. 11-14

Từ khoá : Xây dựng pháp luật, Luật hình sự

Tóm tắt : Trong thực tiễn áp dụng pháp luật có nhiều vụ án xảy ra mà việc định tội có những quan điểm khác nhau, các dấu hiệu pháp lý tương tự nhau nhưng cách đánh giá các dấu hiệu đó cũng khác nhau. Từ đó đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng hơn về mặt lý luận cũng như trong quy định của pháp luật thực định. Tác giả đưa ra các vụ án cụ thể làm ví dụ và những quan điểm khác nhau về vụ án. Từ những cơ sở thực tiễn và lý luận, tác giả nhận định không cần thiết quy định tội lừa dối khách hàng như Điều 162 Bộ luật Hình sự hiện nay.