•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Một số mẫu tóm tắt nội dung bài viết gửi Tạp chí Nhà nước và Pháp luật

23/12/2013
Để chuẩn hóa việc tóm tắt nội dung bài viết, Ban Biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật xin giới thiệu một số mẫu tham khảo sau đây. Chú ý: nội dung tóm tắt không trùng với nội dung bài viết

1. Nguyễn Như Phát: Tài phán hiến pháp theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Tóm tắt: Trên cơ sở trình bày, phân tích nhận thức chung về tài phán hiến pháp, sự cần thiết phải thành lập cơ quan chuyên trách về bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay, tác giả bình luận và lập luận, đóng góp ý kiến đối với quy định về Hội đồng Hiến pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đồng thời đưa ra đề xuất thiết kế lại Điều 120 của Dự thảo về vấn đề này.

Abstract: On the basis of presentation and analysis with respect to constitutional jurisdiction as well as the necessity of establishing an agency to protect constitution in Vietnam nowadays, the author provides comments, arguments relating to provisions on a Constitutional Council in the draft amendment of the Constitution of 1992. He then makes proposals on re-writing Article 120 of the draft on this issue.

 

2. Nguyễn Phước Thọ: Vị trí, vai trò của Thủ tướng Chính phủ trong quan hệ với chính quyền địa phương

Tóm tắt: Vai trò của Thủ tướng Chính phủ đối với chính quyền địa phương là một vấn đề hiến định, nằm trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương. Bài viết phân tích thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về mối quan hệ của Thủ tướng Chính phủ đối với chính quyền địa phương, những bất cập và hạn chế trong các quy định này, nhận diện những nguyên nhân chủ yếu, từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi các quy định của Hiến pháp hiện hành liên quan đến vai trò của Thủ tướng Chính phủ đối với chính quyền địa phương.

Abstract: Prime Minister’s role and position with respect to local government is a constitutional issue within the context of central and local government relation. This article analyses current laws and regulations on this role and position and their shortcomings. It also identifies main reasons of such shortcomings and then makes proposals to amend relevant provisions in the Constitution of 1992.

 

3. Nguyễn Mạnh Hùng: Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp qua bốn bản Hiến pháp Việt Nam: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và iến Hi Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp trong từng bản Hiến pháp được phác thảo trên 3 phương diện chính: 1. Quan hệ trong cách thức tổ chức, thành lập; 2. Quan hệ trong hoạt động; 3. Quan hệ trong việc kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp. Bài viết đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của mối quan hệ này qua bốn 4 bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Từ đó, tác giả rút ra một số kết luận và yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Abstract: This article sheds light on the relation between legislative and executive bodies in four constitutions of Vietnam, namely: Constitution of 1946, of 1959, of 1980 and of 1992 (amended in 2001). Such relation in each constitution is investigated from three perspectives: 1. establishment and organization; 2. activities; 3. power control. The article then identifies similarity and differences with respect to such relation in the four constitutions in the history of constitution making in Vietnam. It finally provides some conclusions and proposals to amend the Constitution of 1992.

 

4. Nguyễn Thị Thu Thủy – Phạm Thị Minh Huyền: Tổng quan tình hình nghiên cứu “Hoàng Việt Luật lệ” của các học giả trong và ngoài nước

Tóm tắt: “Hoàng Việt Luật lệ” của triều Nguyễn là Bộ luật cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Quá trình nghiên cứu về Bộ luật này trong tiến trình lịch sử lập pháp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Bài viết này sẽ điểm lại thành tựu nghiên cứu về “Hoàng Việt Luật lệ” qua nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước để dựng lại bức tranh đầy đủ về tình hình nghiên cứu “Hoàng Việt Luật lệ” trong nhiều năm qua, làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về “Hoàng Việt Luật lệ” và luật pháp triều Nguyễn.

Abstract: “Hoang Viet Code” of the Nguyen dynasty was the last law of the monarchy regime in Viet Nam. In the long history of law-making in Vietnam, research on this law has achieved certain achievements. This paper will review such achievements made by domestic and foreign scholars. This will be a starting point for further research on “Hoang Viet Code” as well as and Nguyen dynasty law.

 

5. Trần Văn Duy – Hoàng Văn Thành: Điều kiện thành lập và cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật hiện hành: Những vướng mắc cần được tháo gỡ

Tóm tắt: Hoạt động tài chính vi mô được thừa nhận là một cách tiếp cận để giảm nghèo hiệu quả. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ chính sách, pháp luật để thúc đẩy hoạt động này phát triển là hành động cần thiết của Nhà nước. Bài viết phân tích những bất cập của pháp luật hiện hành về điều kiện thành lập và cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính vi mô đã tác động như thế nào đến sự hình thành, phát triển của các tổ chức này và kiến nghị những điều chỉnh cần thiết, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tài chính vi mô.

Abstract: Micro credit activities are considered as an efficient approach for poverty reduction.  Therefore, building up and improving the framework of policy and law to encourage and develop such activities are essential from a State perspective.  This article analyses shortcomings of current laws and regulations regarding establishment requirement and organizational structure of micro credit institutions as well as the effect of such shortcomings on the foundation and development of the institutions. It then makes proposals to improve and develop micro credit activities.

 

6. Lê Xuân Lục: Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự hiện hành liên quan đến hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người

Tóm tắt: Nội dung bài viết phân tích, lập luận về sự cần thiết bổ sung vào Bộ luật Hình sự hiện hành một điều luật quy định về Tội mua bán mô, bộ phận cơ thể người nhằm đảm bảo việc xử lý hình sự đối với các hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người được khách quan và chính xác, đúng bản chất cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xử lý hình sự.

Abstract: The article analyses the necessity of amending the current Penal Code with respect to sale of human tissues and body parts in order to criminalize such sale correctly and objectively. This will reflect properly that crime with respect to its characters, nature and danger level to society as well as guarantee the socialist-oriented rule-of-law in criminalization.

 

7. Lê Văn Bính: “Luật mềm”: khái niệm và các dấu hiệu

Tóm tắt: Nội dung bài viết tập trung làm rõ 3 vấn đề: i) Khái niệm “luật mềm”, ii) Đặc điểm chung và tính hình thức của quy phạm “luật mềm”, iii) Quy phạm “luật mềm” và tính hiệu lực pháp lý. Theo tác giả, “luật mềm” là tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ qua lại giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế, được hình thành trên cơ sở của sự dung hòa ý chí giữa các chủ thể Luật quốc tế, được ghi nhận trong nguồn của Luật quốc tế, nhưng không có tính hiệu lực pháp lý bắt buộc.

Abstract: The article focuses on three issues: i) the concept of “soft law”; ii) characters and formality of a “soft law” rule; and iii) a “soft law” rule and its legal validity. According to the author, “soft law” is a set of rules regulating relations among nations and other subjects of international law, which is established under the compromise of wills of the subjects of international law and recognized as a source of international law, but it is not binding.

 

8. Hoàng Thị Hồng Yến: Trung Quốc và yêu sách “đường lưỡi bò” tại Biển Đông – nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế

Tóm tắt: Qua các phân tích, lập luận của mình tác giả bài viết đã phản bác lại các lập luận của Trung Quốc về yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi.

Abstract: Through her analysis and argument, the author rejects the nine-dotted (ox's tongue) line claim of China in South China Sea (East Sea). The author then concludes that such claim is illegitimate and the sovereignty of Vietnam over Paracel and Spatly islands is uncontroversial.

 

9. Đào Thị Hằng: Pháp luật bảo hiểm y tế ở Singapore và những gợi mở cho Việt Nam

Tóm tắt: Singapore là một nước có chính sách chăm sóc y tế thuộc nhóm tốt hàng đầu thế giới. Pháp luật Singapore luôn quan tâm điều chỉnh vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung và bảo hiểm y tế nói riêng nhằm đem đến sự bảo vệ ngày càng cao hơn về sức khỏe cho người dân. Chính vì vậy, kinh nghiệm xây dựng và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của Singapore luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết thông tin về hệ thống pháp luật bảo hiểm y tế của Singapore và nêu ra một số gợi mở cho Việt Nam.

Abstract: Singapore is one of the countries having the best health care policy in the world. Its law pays much attention to health care in general and health insurance to protect better its people’ health. As a result, Singapore experiences on building up and enforcing law and regulation on health insurance is very interesting. This article introduces the system of health insurance law in Singapore and draws some implications for Vietnam.