•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Sinh hoạt khoa học “Những vấn đề pháp lý về phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines với Trung Quốc về Biển Đông”

25/07/2016
Sáng ngày 22/7/2016, tại Hội trường, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với nội dung: Phán quyết của Tòa trọng tài trong “vụ Biển Đông” của Philippines kiện Trung Quốc qua thủ tục Trọng tài vụ việc thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Diễn giả là TS. Lê Mai Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật kiêm Trưởng phòng Phòng Pháp luật Quốc tế, Viện Nhà nước và Pháp luật.

 

 

Diễn giả đã tập trung phân tích vụ kiện dưới góc độ pháp lý sau:

 

-  Căn cứ xác định thẩm quyền của Tòa Trọng tài thụ lý vụ việc được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS và vai trò của Tòa trọng tài thường trực PCA.

 

-  Dựa trên Thông cáo báo chí cũng như Phán quyết số 2013-19 của PCA, diễn giả đã tóm tắt những nội dung chính của yêu cầu khởi kiện do Philippines đệ trình lên Tòa trọng tài cũng như những luận cứ của Tòa trọng tài đưa ra nhằm làm rõ/cụ thể hóa cách giải thích và áp dụng những điều khoản liên quan của UNCLOS theo 15 yêu cầu cụ thể của Philippines (Tòa không có thẩm quyền xem xét yêu cầu thứ 14 bởi đây là nội dung loại trừ thẩm quyền của thủ tục này căn cứ vào Tuyên bố của Trung Quốc năm 2006).

 

-  Phán quyết số 2013-19 của Toà trọng tài đối với vụ kiện đã tạo nên sự đột phá trong quá trình hoàn thiện luật biển quốc tế, đưa ra cách giải thích và áp dụng đối với một số điều khoản còn chưa rõ trong UNCLOS đã gây tranh cãi trong hơn 20 năm (kể từ khi UNCLOS có hiệu lực).

 

-  Mặc dù phán quyết chỉ có giá trị ràng buộc với các bên trong vụ kiện nhưng nó đã tạo cơ sở hiểu và áp dụng chung đối với các điều khoản liên quan của UNCLOS trong quá trình quản lý và khai thác các vùng biển của mỗi quốc gia cũng như giải quyết các bất đồng tại những vùng biển còn tồn tại các tranh chấp. Phán quyết của Tòa trọng tài là tiền đề cũng như luận cứ để các quốc gia tại các vùng biển khác nhau trong đó bao gồm khu vực Biển Đông giải quyết những bất đồng bằng các biện pháp hòa bình.

 

 

Sự kiện pháp lý thứ hai được TS. Lê Mai Thanh đề cập là kết quả của Thỏa thuận về tiến trình Hoa Kỳ thực thi các phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong vụ Việt Nam kiện chính sách chống bán phá giá tôm của Hoa Kỳ áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.