ThS. Nguyễn Thị Hưng
Các thành viên của đề tài gồm có: ThS. Lê Phương Hoa, NCV. Nguyễn Thị Thùy Linh và NCV. Phạm Hồng Nhật.
Theo từ điển Black Law Dictionary, nguồn luật là nguồn gốc của các khái niệm, các tư tưởng pháp lý; các chủ thể có thẩm quyền ban hành pháp luật; các quy định của pháp luật; nơi chứa đụng các quy định của pháp luật nói chung và các quy định về hiệu lực của các đạo luật và các quyết định của tòa án.
ThS. Lê Phương Hoa (bên trái)
Theo nhóm nghiên cứu, ở khu vực Đông Nam Á, nguồn luật là những quy tắc do các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc các nguồn khác do pháp luật quy định. Có các loại nguồn luật chính sau:
-
Nguồn cơ bản: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán, án lệ;
-
Nguồn khác: lẽ công bằng, các học thuyết chính trị, pháp lý;
-
Pháp luật quốc tế: tập quán và điều ước quốc tế.
Các chuyên đề của Đề tài đã nêu ra đặc điểm về hệ thống pháp luật, hiến pháp và chỉ ra những nét chính về các nguồn luật được thừa nhận ở mỗi quốc gia trong khối ASEAN. Bình luận về đề tài, TS. Lê Mai Thanh cho rằng, khi nghiên cứu về nguồn luật, các thành viên đề tài cần tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia.
TS. Lê Mai Thanh
Trước đây, các nước trong khối ASEAN đều là nước thuộc địa. Sau khi giành được độc lập, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nguồn pháp luật của mỗi nước cũng có sự biến đổi. Tùy thuộc vào chế độ chính trị, vị trí địa lý, sự tiếp nhận pháp luật từ nước ngoài của các nước là khác nhau. Nguồn luật chủ yếu và quan trọng nhất của Việt Nam, với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập, Việt Nam đang nghiên cứu để áp dụng các nguồn luật khác như án lệ, tập quán pháp.
Hôm sau, ngày 9/10/2015, các cán bộ nghiên cứu trong Viện đã tiếp tục lắng nghe và cùng trao đổi với các thành viên của Đề tài cơ sở “Bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay” do ThS. Nguyễn Ngọc Mai, phòng Pháp luật Hình sự làm chủ nhiệm. Các thành viên của đề tài là ThS. Đinh Thế Hưng và ThS. Lê Thị Hồng Xuân.
ThS. Nguyễn Ngọc Mai và ThS. Lê Thị Hồng Xuân (từ trái sang)