Bàn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc thẩm quyền áp dụng của Trọng tài thương mại
(10/06/2014)
Một trong số các ưu điểm vượt trội và được đánh giá rất cao của Luật Trọng tài thương mại 2010 so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 là việc cho phép Hội đồng trọng tài cũng có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời và chính thức có hiệu lực cho đến nay, gần như không có một quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được ban hành bởi Trọng tài thương mại[1] mà tuyệt đại đa số các vụ việc tranh chấp, nếu có nhu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đều vẫn phải nhờ Tòa án can thiệp ra quyết định như trước đây. Điều này cho thấy quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng trọng tài ban hành còn khá nhiều hạn chế, bất cập và đặc biệt là xa rời thực tiễn áp dụng.
Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật
(04/09/2013)
Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Bộ Tư pháp được coi là “người gác cửa“ về mặt pháp lý, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều VB thiếu tính khả thi được ban hành đang gây bức xúc trong dư luận xã hội thì vai trò thẩm định ngày càng được đề cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho biết công tác này gặp những khó khăn nhất định.