•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (04/09/2013)

Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Bộ Tư pháp được coi là “người gác cửa“ về mặt pháp lý, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều VB thiếu tính khả thi được ban hành đang gây bức xúc trong dư luận xã hội thì vai trò thẩm định ngày càng được đề cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho biết công tác này gặp những khó khăn nhất định.

Dự thảo Luật Việc làm: Cần cụ thể hóa chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm (07/08/2013)

Tại Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII, Chính phủ đã trình QH dự án Luật Việt làm. Đây là một đạo luật chuyên ngành, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc làm. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề việc làm thì việc cụ thể hóa các chính sách về hỗ trợ việc làm trong dự thảo Luật Việc làm là điều rất cần thiết. Đây cũng là một trong những nội dung được đưa ra tại Hội thảo Tham vấn về dự án Luật Việc làm vừa được Ủy ban Về các vấn đề xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức.

Pháp luật hình sự còn “trống“ nhiều quy định (23/07/2013)

Đây là nhận định của nhiều đại biểu tham dự hội thảo “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức vào hôm qua, 22/7/2013. Những “khoảng trống” này đang được nghiên cứu để có thể “lấp đầy” trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS tới đây.

Con người chính là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính (15/07/2013)

Tại Hội thảo khoa học "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng phương thức giải quyết khiếu nại hành chính (KNHC)", do Viện Khoa học Thanh tra phối hợp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) tại Việt Nam tổ chức ngày 5/7/2013, nhiều ý kiến cho rằng thủ tục hành chính để bảo đảm thực hiện quyền KNHC của công dân vẫn còn hạn chế.

Cân nhắc khi sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ (10/07/2013)

Pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) sau một thời gian đi vào cuộc sống đã phát sinh nhiều hạn chế, vướng mắc đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định bảo đảm tính minh bạch, khả thi vừa phù hợp hơn với thực tiễn ở Việt Nam vừa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Song, không ít chuyên gia cho rằng việc sửa đổi một số điều khoản quan trọng cần được nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng.