•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Báo cáo tiến độ thực hiện luận án “Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam” của NCS. Phan Thanh Hà

16/09/2014
Chiều ngày 8/9/2014, tại Viện Nhà nước và Pháp luật, NCS. Phan Thanh Hà – nghiên cứu viên phòng Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật đã báo cáo tình hình thực hiện luận án “Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam”. Người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Viện Nghiên cứu Châu Âu.

NCS. Phan Thanh Hà đã bảo vệ tiểu luận tổng quan và hoàn thành 3 chuyên đề tại cơ sở đào tạo Học viện Khoa học xã hội.

 

Kết cấu của luận án gồm 4 chương:

 

Chương 1: Tổng quan về cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam hiện nay

Chương 2: Những vấn đề lý luận về cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam

Chương 3: Thực trạng cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam hiện nay

Chương 4: Phương hướng hoàn thiện cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam  

 

Từ việc phân tích những vấn đề lý luận, khái niệm cơ bản về công dân, quyền cơ bản của công dân; yêu cầu và trách nhiệm bảo hộ pháp lý đối với công dân trong nhà nước pháp quyền, NCS. Phan Thanh Hà cho rằng, bảo hộ pháp lý đối với công dân là tổng thể các cơ chế, biện pháp mà Nhà nước phải thực thi nhằm đảm bảo sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân kể cả trong trường hợp không thuộc phạm vi quyền tài phán của mình.

 

Luận án tiếp tục phân tích và đưa ra các nguyên tắc bảo hộ pháp lý đối với công dân:

Nguyên tắc chung

  • Vai trò của Tòa án do: sự phân quyền trong nhà nước pháp quyền; Nhà nước gắn liền với tính chính đáng;
  • Về bản chất, quyền cơ bản của công dân là quyền đối kháng: giữa công dân đối với công quyền, giữa công dân với người thứ ba.
  • Tố quyền trong tư pháp, hành chính, tài phán hiến pháp.

Nguyên tắc cụ thể

  • Các biện pháp can thiệp cần thiết và tối thiểu;
  • Đảm bảo rõ các nội dung về phạm vi can thiệp vào quyền, biện pháp can thiệp và đặt dưới sự kiểm tra của quyền tư pháp;
  • Việc giải thích rõ ràng, tin cậy và dự báo trước được;
  • Tố quyền được ưu tiên.

 

Từ những lập luận trên, NCS. Phan Thanh Hà đưa ra định nghĩa: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân là tổng thể các thể chế, thiết chế, hình thức, phương pháp, trình tự, thủ tục gắn kết với nhau trong một hệ thống mà Nhà nước phải thực thi nhằm đảm bảo sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân kể cả trong trường hợp không thuộc phạm vi quyền tài phán của mình.

 

Từ định nghĩa này, NCS. Phan Thanh Hà tiếp tục phân tích sâu vào các vấn đề sau:

  • Đặc điểm cơ chế bảo hộ pháp lý;
  • Các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân;
  • Thể chế bảo hộ pháp lý đối với công dân;
  • Phương thức bảo hộ pháp lý đối với công dân;
  • Các yếu tố ảnh hưởng.

 

Nhân xét về luận án, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị cho rằng so với lần bảo vệ tiểu luận tổng quan, cơ cấu và nội dung của luận án đã hoàn thiện hơn, có thể thực hiện bảo vệ cơ sở. Về góc độ lý luận, tác giả đã nêu ra được những khái niệm về cơ chế; các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân.

 

Về cơ sở lý luận, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị góp ý tác giả có thể áp dụng thuyết về nhà nước pháp quyền, thuyết về nhân quyền để phân tích, không cần thiết áp dụng học thuyết của triết học Mác – Lênin vì như thế là quá chung chung. Về ngữ nghĩa, tác giả cần nêu rõ sự giống và khác nhau giữa thuật ngữ bảo hộ với bảo vệ, bảo đảm.

 

Nhận xét về cơ cấu, bố cục luận án, PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương cho rằng sự sắp xếp và mối liên hệ giữa các chương, các mục chưa thực sự hợp lý và logic.  Luận án chưa cập nhật, bình luận về những vấn đề, vụ việc cụ thể diễn ra trong thực tế liên quan đến vấn đề bảo hộ công dân, quyền con người. Tác giả có thể lấy thông tin, số liệu trong Báo cáo kiểm định định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) cũng như các vụ án để phân tích và làm rõ những yếu kém, bất cập trong việc bảo hộ công dân.

 

Các tin cùng chuyên mục: