•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Hội thảo khoa học “Tính nhân dân trong việc thực hiện quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”

10/04/2012
Đây là hội thảo triển khai Đề tài khoa học cấp Bộ “Mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2011-2020”, mã số CT11-16-04. Đề tài do PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh làm chủ nhiệm, được tổ chức vào ngày 6/4/2012, tại trụ sở 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội.
Chương trình hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội,…
PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nghe và thảo luận về các chuyên đề sau:    
    -    Tính nhân dân trong hoạt động lập pháp;
    -    Công lý, quyền con người – Những yêu cầu nhằm đảm bảo tính nhân dân của quyền tư pháp ở Việt Nam;
    -    Đánh giá thực tế những năm qua về tính nhân dân trong lĩnh vực lập pháp ở nước ta;    
    -    Những đảm bảo cho tính nhân dân trong tổ chức bộ máy thực hiện quyền lập pháp;
    -    Tính nhân dân trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.


Các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về các nội dung nghiên cứu này của đề tài. Mở đầu Hội thảo, PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh phân tích khái niệm về tính nhân dân. Nhân dân là cộng đồng dân cư ở một đơn vị hành chính nhất định và cùng có một ý chí chung. Tính nhân dân cần được phân tích theo hai hướng cơ bản: về nội dung và hình thức. Như nhà triết học J.J. Rousseau đã nói, ý chí chung được tuyên bố là luật, nói đến ý chung là nói đến trí tuệ của con người.

Theo PGS.TS. Lê Minh Thông - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, chúng ta cần hiểu được thực chất mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước để đạt được tính thực tiễn cao nhất. Nhà nước pháp quyền là vì người dân, trí tuệ của Nhà nước pháp quyền chính là thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Theo ông, để chỉ ra được tính nhân dân trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, chúng ta cần tìm ra và giải nghĩa những mối quan hệ để các bên cùng chấp nhận và hướng đến đoàn kết xã hội, đó là:
    -    Sự tương đồng giữa các tầng lớp xã hội;
    -    Sự tương đồng giữa các cộng đồng;
    -    Sự tương đồng giữa các khu vực hành chính;
    -    Mối quan hệ giữa người nắm quyền và người không có quyền.


Trao đổi về tính nhân dân trong lĩnh vực lập pháp những năm qua, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị cho rằng cần phải xem xét dựa trên các quy định hiện nay trong Hiến pháp. Trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, tính nhân dân đã được thể hiện ngày càng rõ hơn. Các bản thảo được đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và các Bộ ngành để thu nhận các ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, các nhà trí thức, cơ quan hữu quan vẫn chưa nhiệt tình tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. Vì thế, tính nhân dân vẫn mang nặng tính hình thức và chưa thật sự hiệu quả.

Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng nhiệt tình tham gia thảo luận các phương diện khác của tính nhân dân. Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh khẳng định Ban chủ nhiệm đề tài xin tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện các kết quả nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm, báo cáo đúng tiến độ.

Các tin cùng chuyên mục: