•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
LIÊN KẾT WEBSITE

Sinh hoạt khoa học Đề tài cơ sở “Bảo vệ nhà đầu tư theo pháp luật Việt Nam hiện nay”

27/06/2015
Sáng ngày 23/6/2015, tại Hội trường, phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học của Đề tài cơ sở “Bảo vệ nhà đầu tư theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, do ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương làm chủ nhiệm.

ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương (ngồi giữa), Chủ nhiệm Đề tài.

 

Đề tài được chia thành 3 chuyên đề chính:

         Khái quát về bảo vệ nhà đầu tư;

-          Bảo vệ nhà đầu tư theo pháp luật Việt Nam hiện nay;

-          Kiến nghị hoàn thiện.

 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Khoản 3 Điều 3 Luật Đầu tư 2014). Việc phân loại nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vai trò, vị trí của các nhà đầu tư khác nhau, đồng thời là cơ sở để Nhà nước đặt ra các chính sách pháp luật tương ứng bảo vệ quyền lợi và lợi ích của từng loại nhà đầu tư. Trong phạm vi của đề tài, ThS Nguyễn Thu Dung phân tích chủ yếu dựa trên bình diện so sánh giữa nhà đầu tư có vốn góp chi phối và nhà đầu tư thiểu số. Theo chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, nhà đầu tư thiểu số được hiểu là nhà đầu tư mà lợi ích có thể bị chiếm đoạt. Do đó, các nguy cơ mà lợi ích của nhà đầu tư thiểu số bị xâm hại đều có khả năng trở thành đối tượng bảo vệ trong quản trị công ty.

 

Dưới góc độ pháp lý, bảo vệ nhà đầu tư là việc xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế pháp lý nằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động bảo vệ nhà đầu tư thiểu số là việc bảo vệ lợi ích của họ trước sự đe dọa, lạm dụng của các nhà đầu tư lớn và người quản lý.

 

Về các nguyên tắc chung bảo vệ nhà đầu tư, chuyên đề nêu ra Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD. Theo đó, 4 nguyên tắc chính hướng đến việc bảo vệ quyền của cổ đông nói chung và cổ đông thiểu số nói riêng bao gồm: (1) quyền của cổ đông và chức năng sở hữu cơ bản; (2) đối xử bình đẳng giữa các cổ đông; (3) công bố thông tin và tính minh bạch; (4) trách nhiệm của Hội đồng quản trị.

 

ThS. Nguyễn Thu Dung và NCV. Cao Thị Lê Thương (từ phải sang trái).

 

Trên cơ sở các nguyên tắc chung về bảo vệ nhà đầu tư, có thể thấy bảo vệ nhà đầu tư được thể hiện ở nhiều khía cạnh theo nhiều chiều và trong nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và cải cách quản trị công ty thì việc bảo vệ nhà đầu tư thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nhà đầu tư và hệ thống quản trị công ty. Do đó, bảo vệ nhà đầu tư được chia thành các nội dung sau:

-          Bảo vệ quyền sở hữu;

-          Bảo vệ quyền về tham gia quản lý công ty;

-          Bảo vệ quyền được đối xử bình đẳng;

-          Bảo đảm quyền về tiếp cận thông tin;

-          Bảo đảm quyền khởi kiện của nhà đầu tư;

-          Bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ của người quản lý công ty.

 

Trong đó, quyền sở hữu tài sản là một quyền năng quan trọng của nhà đầu tư, là quyền cơ bản, có vai trò nền tảng nhằm phát sinh các quyền khác của nhà đầu tư. Một trong những quyền đó là quyền góp vốn/mua cổ phần. Đây là quá trình nhà đầu tư chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho doanh nghiệp góp vốn/mua cổ phần. Quyền này là cơ sở làm phát sinh quyền cổ đông hoặc quyền thành viên của nhà đầu tư, xác định tư cách cổ đông/thành viên của công ty. Việc ghi nhận hình thức pháp lý của việc góp vốn/mua cổ phần của nhà đầu tư là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý xác lập quyền sở hữu phần vốn góp/cổ phần của nhà đầu tư cũng như xác định thời điểm phát sinh tư cách thành viên/cổ đông của nhà đầu tư.

 

Để bảo vệ quyền sở hữu của mình đối với những phần vồn góp, cổ phần trong công ty thì quyền tham gia các cuộc họp của công ty là một trong những quyền cơ bản và quan trọng để các nhà đầu tư có thể bảo vệ được đồng vốn của mình khi tham gia vào doanh nghiệp.

 

Nhóm quyền tham gia và biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông đối với nhà đầu tư thì đối tượng cần phải được quan tâm và bảo vệ nhất đó chính là những cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần. Trong những quy định của pháp luật về công ty cồ phần có những quy định khá khắt khe và dễ tạo điều kiện cho những người có trong tay số cổ phiếu nhỏ bị vi phạm những quyền của mình. Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 về quyền tham gia cuộc họp cổ đông, đã có quy định bên cạnh hình thức tham gia trực tiếp và thông qua đại diện theo uỷ quyền thì còn có các “hình thức khác” do pháp luật, điều lệ công ty quy định. Mặc dù “các hình thức khác” còn mang tính chất chung nhưng nó đã trao quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, bảo đảm quyền và lợi ich của toàn bộ các cổ đông. Có thể hiểu các hình thức khác ở đầy được hiểu là việc áp dụng linh hoạt các biện pháp, công cụ, phương tiện điện tử như truyền hình trực tiếp, kết nối trực tiếp hai chiểu, các phần mềm họp trực tuyến… phù hợp với các đặc điểm cụ thể của từng công ty.

 

 

Phân tích về các quy định của pháp luật Việt Nam về minh bạch thông tin, NCV. Cao Thị Lê Thương cho rằng, thông tin trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như là phương thức bảo vệ nhà đầu tư. Việc thông tin kịp thời về tình hình công ty sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định mua, bán và qua đó giúp thị trường đánh giá được năng lực của công ty cũng. Thông tin của doanh nghiệp còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cổ đông hiện hữu trong công ty cổ phần, mà đặc biệt là cổ đông thiểu số.

 

Pháp luật đã đặt ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của những cổ đông thiểu số, trong đó có các quy định về nghĩa vụ công bố thông tin trong công ty cổ phần và quyền được trích lục văn bản, tài liệu của công ty cổ phần. Cụ thể tại Điều 171 Luật Doanh nghiệp 2014, thì ngoài việc gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật thì công ty cổ phần phải công bố trên website điện tử của mình những thông tin sau: “a) Điều lệ công ty; b) Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; c) Báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; d) Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát”. Ngoài ra, nếu công ty cổ phần là công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán thì phải thực hiện công bố, công khai thông tin theo Luật Chứng khoán. 

 

Các tin cùng chuyên mục: